GS.TS Trần Quang Hải và đêm biểu diễn đặc biệt
Buổi
sinh hoạt nghệ thuật định kỳ lần thứ 13 vừa được tổ chức tại nhà riêng
của GS.TS Trần Văn Khê là một buổi sum họp đặc biệt ý nghĩa và xúc động
với gia đình, bạn hữu và những người tâm huyết với âm nhạc dân tộc Việt
Nam.
Sau
40 năm mang những thành quả nghiên cứu - sáng tạo về những loại hình âm
nhạc Việt Nam giảng dạy qua rất nhiều nước trên thế giới, con trai của
GS.TS Trần Văn Khê - GS.TS Trần Quang Hải đã có dịp đúc kết lại tất cả
ngay trong ngôi nhà của mình, trên đất nước mình.
Sinh
trưởng trong một gia đình 5 đời nhạc sĩ cổ truyền Việt Nam, GS.TS Trần
Quang Hải bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học
tại Bảo tàng Con Người (Musée de l`Homme) ở Paris – Pháp từ năm 1968 cho
đến nay. Trong suốt hơn 40 năm qua, ông đã có trên 3.000 buổi giới
thiệu âm nhạc Việt Nam tại 65 quốc gia, giảng dạy về nhạc Á châu tại 120
trường đại học trên thế giới và tham dự hơn 130 liên hoan âm nhạc quốc
tế.
Tìm hiểu thêm về các công trình nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc Âm nhạc học của GS.TS Trần Quang Hải - được cả thế giới quan tâm:
Hát đồng song thanh: Phát xuất từ kỹ thuật hát độc đáo phát ra hai giọng cùng lúc ở hai cao độ khác nhau của một số bộ tộc Mông Cổ và nước Cộng hòa Tuva, GS.TS Trần Quang Hải đã nghiên cứu, phát triển những sáng tạo riêng, đồng thời áp dụng thành công vào nhiều lĩnh vực: âm nhạc thế giới và đương đại, y khoa, âm thanh học, âm nhạc điều trị học, tâm lý điều trị học, âm nhạc trị liệu giúp các phụ nữ giảm đau khi sinh đẻ… Từ đó, ông sáng lập ra một trường phái hát Đồng song thanh ở châu Âu và đã có khoảng 8.000 người ở 70 quốc gia theo học.
Gõ muỗng (thìa): Trên thế giới, rất nhiều nước sử dụng muỗng như một nhạc khí tiết tấu để gõ nhịp phụ họa những bài dân ca. Tại các vùng thôn quê Việt Nam, dân gian cũng thường sử dụng muỗng để phụ họa cho những bài dân ca, nhưng với kỹ thuật thô sơ và đơn giản.
Qua nhiều năm nghiên cứu, GS.TS Trần Quang Hải đã khai thác, hệ thống hóa các kỹ thuật mới, có thể dùng muỗng tham gia các chương trình nhạc Jazz hay nhạc đương đại. Trong nhiều cuộc liên hoan thế giới được nghệ sĩ khắp nơi hoan nghênh, ông đã được tôn vinh là “Vua Muỗng”. Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, muỗng có thể thay thế sênh tiền trong nhiều loại nhạc.
Phát triển kỹ thuật đàn môi: Là một loại khí nhạc dân gian rất đặc biệt, đa dạng, được sáng chế bằng nhiều chất liệu và có mặt ở hầu hết các châu lục với những tên gọi khác nhau. Riêng tại Việt Nam, nhạc cụ này được đồng bào các dân tột ít người ưa chuộng với nhiều loại đàn môi rất độc đáo.
Hát đồng song thanh, gõ muỗng và những kỹ thuật diễn đàn môi là 3 công trình nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực dân tộc âm nhạc học đã được GS.TS Trần Quang Hải giới thiệu ngay tại gia đình mình.
Tìm hiểu thêm về các công trình nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc Âm nhạc học của GS.TS Trần Quang Hải - được cả thế giới quan tâm:
Hát đồng song thanh: Phát xuất từ kỹ thuật hát độc đáo phát ra hai giọng cùng lúc ở hai cao độ khác nhau của một số bộ tộc Mông Cổ và nước Cộng hòa Tuva, GS.TS Trần Quang Hải đã nghiên cứu, phát triển những sáng tạo riêng, đồng thời áp dụng thành công vào nhiều lĩnh vực: âm nhạc thế giới và đương đại, y khoa, âm thanh học, âm nhạc điều trị học, tâm lý điều trị học, âm nhạc trị liệu giúp các phụ nữ giảm đau khi sinh đẻ… Từ đó, ông sáng lập ra một trường phái hát Đồng song thanh ở châu Âu và đã có khoảng 8.000 người ở 70 quốc gia theo học.
Gõ muỗng (thìa): Trên thế giới, rất nhiều nước sử dụng muỗng như một nhạc khí tiết tấu để gõ nhịp phụ họa những bài dân ca. Tại các vùng thôn quê Việt Nam, dân gian cũng thường sử dụng muỗng để phụ họa cho những bài dân ca, nhưng với kỹ thuật thô sơ và đơn giản.
Qua nhiều năm nghiên cứu, GS.TS Trần Quang Hải đã khai thác, hệ thống hóa các kỹ thuật mới, có thể dùng muỗng tham gia các chương trình nhạc Jazz hay nhạc đương đại. Trong nhiều cuộc liên hoan thế giới được nghệ sĩ khắp nơi hoan nghênh, ông đã được tôn vinh là “Vua Muỗng”. Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, muỗng có thể thay thế sênh tiền trong nhiều loại nhạc.
Phát triển kỹ thuật đàn môi: Là một loại khí nhạc dân gian rất đặc biệt, đa dạng, được sáng chế bằng nhiều chất liệu và có mặt ở hầu hết các châu lục với những tên gọi khác nhau. Riêng tại Việt Nam, nhạc cụ này được đồng bào các dân tột ít người ưa chuộng với nhiều loại đàn môi rất độc đáo.
Hát đồng song thanh, gõ muỗng và những kỹ thuật diễn đàn môi là 3 công trình nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực dân tộc âm nhạc học đã được GS.TS Trần Quang Hải giới thiệu ngay tại gia đình mình.
Thật
khó diễn tả bằng lời những cảm xúc, sự thán phục và kính trọng mà những
người may mắn có mặt trong ngôi nhà này đã được trải nghiệm. Có những
điều giá trị và thiêng liêng hơn cả sự đam mê với âm nhạc để nói về
những điều GS.TS Trần Văn Khê và con trai ông đã công hiến - đó là tình
yêu quê hương, sự tôn kính cội nguồn và những trái tim thôi thúc được
gìn giữ, lưu truyền những vốn quý mang tâm hồn Việt Nam.
Thực hiện: Nhật Mai - Minh Nhật - Thanh Ca
(Theo Vietnamnet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét