Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Bạn trẻ và "Âm dương trong âm nhạc Việt"

Bạn trẻ và "Âm dương trong âm nhạc Việt"

Đó là chủ đề của buổi nói chuyện với hơn 100 bạn trẻ của GS.TS Trần Văn Khê (nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc) tại nhà riêng của giáo sư ở đường Huỳnh Đình Hai (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) vào tối ngày 25-2. 

Đông đảo thính giả nghe GS.TS Trần Văn Khê nói chuyện về âm dương trong âm nhạc Việt Nam - Ảnh: T.K.  

Theo đó, GS Trần Văn Khê đã nêu lên một số đặc trưng về tính âm dương trong một số thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam như ca trù (có phách con, phách cái), câu hò (có hò cái, hò con; vế trống, vế mái), quan họ (liền anh tay cầm dù đen, liền chị tay cầm nón quai thao)…

Chụp hình lưu niệm với GS.TS Trần Văn Khê - Ảnh: T.K.

Bên cạnh những kiến thức về tính âm dương trong âm nhạc dân tộc GS.TS Trần Văn Khê còn cùng với nghệ sĩ Hải Phượng và ca sĩ Thái Hòa (GĐ chiến lược Tập đoàn FPT) biểu diễn minh họa đàn tranh, trống, hò… Nhiều bạn trẻ khi nghe GS.TS Trần Văn Khê nói về âm nhạc dân tộc đã có thêm tình yêu với loại hình âm nhạc này.
 
TẤN KHÔI (theo Tuổi Trẻ online)

Add a Comment
   
trantruongca wrote on Apr 12, '11
@Huệ Trung:

Thầy có đôi điều muốn nói với con:

- Thứ nhứt nếu con chưa biết thể lệ làm blog, mình không phải trả tiền (free blog) thì không thể có quyền xoá bỏ những quảng cáo mà dịch vụ blog để trên trang miễn phí.

- Thứ nhì, thắc mắc của con làm cho Thầy cũng... thắc mắc! Hình ảnh thế nào là "không lành"? Hình ảnh thế nào là "không đẹp"? Thầy không ngờ hôm nay lại gặp một bạn trẻ mà dám "đại ngôn" như thế! Những hình ảnh đưa ra cốt là để minh họa nội dung các bài Thầy viết và những hình ảnh hoạt động trong công việc của Thầy. Nếu nói như con thì có lẽ hoạt động của Thầy "không lành mạnh" hay sao mà có những hình ảnh "không lành"?

Thầy TVK
 
modaoxuanhanoi wrote on Mar 8, '11
Cám ơn Thầy! Con sẽ liên hệ. Con có một thắc mắc nữa. Sao con thấy trang blog của Thầy ở ngay đầu trang có lại banner quảng cáo. Tất nhiên thì quảng cáo thì cũng không sao cả. Nhưng con thấy phần hình ảnh có vẻ không được "lành và đẹp" lắm. Chỉ là một góp ý nhỏ của con thôi.

Con
Huệ Trung 
 
trantruongca wrote on Mar 7, '11
@Huệ Trung: Mỗi buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 (14h - 17h), con có thể liên hệ với thư ký của Thầy qua số điện thoại 3 5 511 249 để biết thêm thông tin về các buổi sinh hoạt định kỳ con nhé!

Thầy TVK
 
modaoxuanhanoi wrote on Mar 7, '11
Cho con hỏi, làm sao con biết trước được thông tin về những buổi "bổi đắp gốc rễ, khai thông suối nguồn" này để có thể tham gia?

Con của Thầy.
Huệ Trung

ĐI CHƠI CHÙA HƯƠNG CỦA TRẦN VĂN KHÊ

ĐI CHƠI CHÙA HƯƠNG CỦA TRẦN VĂN KHÊ

Nhật Hoa Khanh phỏng vấn


Tranh sơn mài tả cảnh trẩy hội chùa Hương - Tác giả: Thanh Trí

Suốt gần 60 năm nay, bài thơ Chùa Hương (tác giả Nguyễn Nhược Pháp) sau khi được nhạc sĩ Trần Văn Khê phổ nhạc toàn bài, ngày càng nổi lên trên văn đàn và trên sân khấu. Bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp được Trần Văn Khê phổ nhạc toàn bài và lấy tên là Đi Chơi Chùa Hương.

* Thưa GS nhạc sĩ, ông đã từng gặp nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp lần nào chưa?

- Tôi chưa bao giờ gặp nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Nhược Pháp mà chỉ đọc những bài thơ của ông trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân mà thôi.

* Vì sao ông lại phổ nhạc toàn bộ bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp?

- Đó là năm 1946, khi đang lánh nạn ở Lộc Ninh, ban đầu tôi chưa hề có ý định, nhưng vì rất thích nên tôi đã đọc bài thơ đó nhiều lần. Tôi thường hay ngâm thơ nên ban đầu có ý ngâm bài thơ, nhưng vì là thể thơ ngũ ngôn, có rất nhiều đoạn khó. Vì thế tôi thấy rằng làm như vậy không hấp dẫn bằng có nhiều đoạn mình ngâm "theo kiểu mới". Một hôm, khi chuyển qua ngâm thơ theo điệu mới, một vài nét nhạc thoáng qua đầu, trong 10 ngày, tôi ghi lại những đoạn tâm đắc, lúc đó mới nghĩ đến việc ký âm lại cho dễ nhớ và từ đó bắt đầu phổ nhạc.

* Xin GS kể chi tiết một số đoạn xử lý với bài thơ độc đáo này?

- Tôi không phải là nhạc sĩ sáng tác, nhưng lúc đàn piano phụ họa theo tiếng ngâm của mình, tôi bắt đầu bằng gam Pha trưởng, rồi nhiều đoạn chuyển sang gam Rê thứ, chỉ có lúc cuối cùng, do tình cảm nhớ thương da diết nên tôi chuyển sang ngâm theo phong cách Sa mạc, nhưng cũng dựa theo gam Rê thứ. Lúc đó, tôi cũng định ghi nhạc để hát chơi cho các bạn nghe chớ không định phổ nhạc một bài thơ.

* Hành trình tiếp theo của cuộc đời bài hát, thưa GS?

- Người đầu tiên tôi đưa bài phổ nhạc là nhạc sĩ Lê Thương, bạn rất thích. Khi tôi chuẩn bị sang Pháp thì Lê Thương gởi thư nói rằng nến không giới thiệu với công chúng thì rất uổng. Lê Thương đã nhờ ca sĩ Mộc Lan học thuộc lời và giới thiệu trong một buổi hoà nhạc có nhiều bạn bè của ông, lúc đó tôi đang ở Pháp.

Sau đó, NXB Tinh Hoa, qua giới thiệu của Lê Thương, đã viết thư yêu cầu tôi cho phép xuất bản bài Đi Chơi Chùa Hương. Lúc đó tôi đang bịnh, đang nhập viện nên rất cần tiền. NXB bằng lòng trả tiền tác giả để in lần đầu khoảng 2000 bản và không lâu sau, báo tin đã bán hết và xin tái bản lần hai, đồng thời gửi đầy đủ tiền tác quyền sang Pháp cho tôi. Lúc đó, 1 đồng VN bằng 17 franc cũ. Nhờ tiền tác quyền, tôi sống bình yên 4 tháng trời tại Paris!

Lê Thương còn cho biết, Mộc Lan cũng trình bày bài đó trên Đài phát thanh Pháp á. Rồi bên nhà báo sang là Thái Thanh cũng hát. Nhưng tôi không nhận được bản ghi âm nào. Sau này, tôi biết bên Mỹ cũng có vài ca sĩ giới thiệu bài Đi Chơi Chùa Hương, trong đó có ý Lan – con gái Thái Thanh - đã thu được nhiều kết quả. Khi về nước làm việc, tôi được Thanh Lan tặng một cuốn băng video ghi lại bản nhạc Đi Chùa Hương rất đầy đủ. Trong các nghệ sĩ hát bài này, có Hồng Vân là thuộc hết bản nhưng chỉ thường giới thiệu trích đoạn chứ không hát cả bài.

* Những năm 50, 60 ở VN, những năm 90 ở hải ngoại, nhiều nữ danh ca đã thể hiện Đi Chơi Chùa Hương với những giọng truyền cảm sâu sắc. GS thích nhất giọng nào?

- Tiếc rằng tôi không được diễm phúc nghe tận tai tất cả các ca sĩ hát bài này. Đến nay tôi chỉ còn nhớ giọng của ý Lan mà tôi được một người bạn bên Mỹ cho nghe qua điện thoại. Giọng của Thanh Lan, tôi cũng còn nhớ rõ vì có cuộn băng. Hồng Vân thì đã rất nhiều lần hát tặng tôi ở những buổi họp mà tôi có mặt...

* Nhạc sĩ Lê Thương, những năm 90, tại TpHCM, đã nói với tôi: Chùa Hương là bài thơ dài thấm đẫm hồn dân tộc trong thể thơ và nội dung, trong lời thơ. Nhạc sĩ Trần Văn Khê đã phổ nhạc thành công bài thơ dài và độc đáo đó. GS suy nghĩ thế nào về nhận định này?

- Bạn tôi vì quá ưu ái mà có lời khen tặng như vậy. Về mặt nhạc học, lẽ tất nhiên là Lê Thương rất sành sỏi nên lời nhận xét đó không xa với thực tế. Nhưng tôi vẫn không dám nhận tất cả những lời khen của bạn, vì tôi không phải là nhạc sĩ sáng tác chuyên môn để có được những quan điểm sâu sắc về cách phổ nhạc.

* GS có nhớ lần đầu tiên ra Hà Nội và lần đầu tiên thăm chùa Hương?

- Tôi đi chùa Hương lần đầu lúc đang học trường Y tại Hà Nội năm 1942. Về sau được đọc bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp thì bao nhiêu cảnh đẹp chùa Hương mà tôi đã được thấy, như hiện rõ trong câu thơ và nhờ đó mà bản phổ nhạc được nhiều bạn yêu thích.

Năm 1976, nhạc sĩ Đỗ Nhuận tổ chức cho tôi đi viếng chùa Hương cùng GS Nguyễn Hoán và phu nhân, Võ Thị Tri Túc, và con trai của hai bạn là cháu Cảnh. Tôi thật bồi hồi! Không gian cũ hiện lên, cùng với những cảm xúc vẫn nguyên vẹn trong lòng, tất cả như còn tươi mới!

* Chân thành cảm ơn GS nhạc sĩ Trần Văn Khê!

Nguồn:
http://vnmusic.com.vn/p571-di-chua-huong-cua-tran-van-khe.html