GS-TS Trần Văn Khê vẫn đốt đuốc tìm học trò
Ông vừa tổ chức sinh nhật 89 tuổi trong một đêm âm nhạc truyền thống thân mật, ấm cúng với gia đình, bạn bè tri âm ngày 24.7.2009. Tuy tuổi cao, nhưng khi nói tới âm nhạc truyền thống ông như người “trẻ mãi không già”. Điều ông trăn trở vẫn là chưa tìm được truyền nhân.
Thân cư tại ngọai, tâm tại quê hương
GS-TS Trần Văn Khê |
Do
vậy, lần này về quê hương tôi có ý định sẽ tiếp tục công việc nghiên
cứu, giảng dạy, gặp gỡ các bạn bè trong và ngoài nước trong việc bảo vệ,
bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc truyền thống.
Bên
cạnh đó, tôi sẽ công bố và đưa ra những gì mình đã chuyên tâm nghiên
cứu về âm nhạc suốt mấy chục năm qua tới các trường học cũng như đối với
những nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nghệ nhân yêu mến âm nhạc. Tôi mong
muốn, những tài liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu về âm nhạc của tôi
sẽ được mọi người tiếp nhận và phát huy.
Thưa Giáo sư, ông đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, giữ gìn, lưu truyền vốn di sản văn hóa- âm nhạc truyền thống Việt Nam không chỉ với trong nước mà với cả thế giới. Điều gì đã “nuôi” sự đam mê để trở thành người nắm giữ “kho” tài sản khổng lồ và gần như là duy nhất ở Việt Nam?
- Không phải một “kho tài sản khổng lồ” mà chỉ là một “sự nghiệp tinh thần” gồm có những văn bản, hình ảnh, dĩa hát, băng từ, những hiện vật liên quan đến đời sống cá nhân và nghề nghiêp của tôi trong mấy chục năm qua.Tôi giữ gìn những tư liệu để cho người Việt trong và ngoài nước, bạn bè năm châu bốn biển hiểu về văn hóa, nghệ thuật dân tộc Việt và cho người Việt hiểu văn hóa, nghệ thuật của nhiều nước trên thế giới. Hiểu nhau để thương yêu nhau.
Thưa Giáo sư, ông đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, giữ gìn, lưu truyền vốn di sản văn hóa- âm nhạc truyền thống Việt Nam không chỉ với trong nước mà với cả thế giới. Điều gì đã “nuôi” sự đam mê để trở thành người nắm giữ “kho” tài sản khổng lồ và gần như là duy nhất ở Việt Nam?
- Không phải một “kho tài sản khổng lồ” mà chỉ là một “sự nghiệp tinh thần” gồm có những văn bản, hình ảnh, dĩa hát, băng từ, những hiện vật liên quan đến đời sống cá nhân và nghề nghiêp của tôi trong mấy chục năm qua.Tôi giữ gìn những tư liệu để cho người Việt trong và ngoài nước, bạn bè năm châu bốn biển hiểu về văn hóa, nghệ thuật dân tộc Việt và cho người Việt hiểu văn hóa, nghệ thuật của nhiều nước trên thế giới. Hiểu nhau để thương yêu nhau.
Đó là lý tưởng của cuộc đời tôi. Nên tôi để cả cuộc đời thực hiện lý tưởng đó.
Giáo sư đã sử dụng thời gian như thế nào để có thể làm được những công việc phi thường như thế ?
- Tôi không tiêu xài tiền bạc làm ra để hưởng thụ. Tôi không uống rượu, không hút thuốc, không đổi xe theo thời trang. Mỗi khi đi nước ngoài dự hội nghị, tôi để tiền mua sách nghiên cứu, dĩa hát ghi nhạc truyền thống của nhiều dân tộc, chụp hình ảnh kỷ niệm. Tôi được Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp gởi đi điền dã tại nhiều nước. UNESCO gởi đi công cán tại nhiều nơi, được mời tham dự hội nghị, hội thảo, Liên hoan âm nhạc quốc tế trên 67 nước, nên tôi mới có dịp sưu tầm, những hiện vật tôi có được đến ngày nay.
Giáo sư đã sử dụng thời gian như thế nào để có thể làm được những công việc phi thường như thế ?
- Tôi không tiêu xài tiền bạc làm ra để hưởng thụ. Tôi không uống rượu, không hút thuốc, không đổi xe theo thời trang. Mỗi khi đi nước ngoài dự hội nghị, tôi để tiền mua sách nghiên cứu, dĩa hát ghi nhạc truyền thống của nhiều dân tộc, chụp hình ảnh kỷ niệm. Tôi được Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp gởi đi điền dã tại nhiều nước. UNESCO gởi đi công cán tại nhiều nơi, được mời tham dự hội nghị, hội thảo, Liên hoan âm nhạc quốc tế trên 67 nước, nên tôi mới có dịp sưu tầm, những hiện vật tôi có được đến ngày nay.
Điều khiển xe lăn điện đi lấy sách trong nhà |
Điều Giáo sư tâm đắc nhất trong lĩnh vực nghiên cứu vốn di sản văn hóa- âm nhạc truyền thống Việt Nam?
- Không phải chỉ một loại nhạc, của một vùng nào mà rất nhiều loại trong cả nước. Tôi đã gặp gỡ, trao đổi, học hỏi với nhiều nghệ nhân về ca trù, chầu văn, quan họ, hát chèo , múa rối nước miền Bắc; các điệu hò lý , ca nhạc thính phòng Huế, nhã nhạc cung đình Huế, các loại dân ca miền Nam, được sống trong không gian đờn ca tài tử, trong gánh cải lương Đồng nữ ban của cô tôi bà Trần Ngọc Viện, gặp gỡ thân mật với những diễn viên bực nhứt của nghệ thuật cải lương, đã tiếp cận với một số dân tộc ít người Chăm, Mường, Khmer, Ê đê, Gia Lai, đã được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với nhiều chuyên gia nghiên cứu Việt . Điều đó giúp cho tôi không có “địa phương tính” .
Rất tiếc tôi vẫn chưa có truyền nhân
Giáo sư suy nghĩ như thế nào khi Việt Nam bước vào thế kỷ 21với xu thế “toàn cầu hóa”, “hội nhập”, có hay không việc những giá trị văn hóa- âm nhạc truyền thống sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí sẽ biến mất trong nền kinh tế thị trường?
- Tôi không lo điều đó lắm, vì dân tộc Việt đã bị chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc trên cả ngàn năm, bị chính phủ thuộc địa Pháp cai trị gần cả trăm năm, mà dân Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán, và bản sắc văn hóa dân tộc đến ngày nay.
GS Trần Văn Khê (đánh đàn). Nguồn: vietbao |
Nhưng lần nầy trong cuộc hội nhập quốc tế tôi có lo âu vì dân tộc Việt chẳng những mất tự do rất lâu, lại bị hơn 30 năm chiến tranh, bị những lối sống mới làm cho lu mờ nền văn hóa-âm nhạc truyền thống. Văn hóa của chúng ta có thể không “hòa nhập” với thế giới mà sẽ bị “ hòa tan” trong cuộc gặp gỡ đó.
Giáo sư đánh giá thế nào về âm nhạc dân tộc Việt Nam trong việc giao lưu, hội nhập với âm nhạc thế giới, và làm công tác “ngoại giao văn hóa”?
- Chúng ta phải đầu tư về chất xám cũng như về kinh phí để các đoàn nghệ thuật dân tộc ra trình diễn tại nước ngoài, với những chương trình âm nhạc dân tộc có chất lượng nghệ thuật với lời giới thiệu khoa học, ngắn gọn mà đầy đủ.
Ngoài ra, chúng ta cần tạo điều kiện hơn nữa cho nghệ sĩ đi dự liên hoan quốc tế cũng như đưa các nhà nghiên cứu đi dự hội nghị quốc tế về âm nhạc, kịch nghệ. Văn hóa và âm nhạc của chúng ta được giới thiệu và thảo luận trong các hội nghị quốc tế sẽ được nhiều nước tham dự quan tâm và thưởng thức.
Theo như Giáo sư chúng ta nên làm gì để giữ gìn, bảo tồn bản sắc di sản văn hóa-âm nhạc truyền thống?
- Thuyết phục, nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc tại các trường học hay qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên liên hệ với các Nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới để đưa các khái niệm về âm nhạc truyền thống Việt Nam vào trong bách khoa từ điển hay liên hệ với nhiều hãng in băng, đĩa để giới thiệu các bộ môn âm nhạc dân tộc.
Với kho kiến thức khổng lồ của mình, giáo sư đã tìm được truyền nhân kế thừa chưa?
- Người ta “tầm sư học đạo”, còn tôi “đốt đuốc tìm học trò”. Học trò tôi, những hậu nhân ngày nay cùng lãnh vực của tôi có những người rất có tài nhưng các cháu mạnh mặt này, yếu mặt nọ, chưa thực sự tổng hợp được những yếu tố mà tôi có được! Các cháu là những người rất nhiệt huyết, có tình yêu nghệ thuật Việt Nam cao, có tâm đi theo con đường âm nhạc truyền thống nước nhà…
Tuy nhiên trong các cháu vẫn luôn có những yếu tố khách quan khác để tôi không thể chọn là “truyền nhân kế thừa”. Con trai lớn của tôi, có khá đầy đủ yếu tố để kế thừa những tâm huyết cuộc đời tôi theo đuổi nhưng cháu cũng có sự nghiệp riêng và theo bộ môn nghệ thuật “Đồng song thanh”. Vậy thì cho tới giờ, thực sự có thể nói rằng tôi vẫn chưa có “truyền nhân”!
(Theo Vietnamnet)
trantruongca wrote on Sep 5, '09
Con Lê Ngọc Đình thương quí!
Thầy rất xúc động khi đọc mấy lời con viết trên comment của con. Thầy đồng ý là Thầy đã có một số truyền nhân nhỏ và Thầy cũng đặt niềm tin vào mấy em đó!. Con quá thương Thầy nên có lời khen tặng Thầy , Thầy cám ơn con và vui vì thấy trong giới trẻ có người thấy rõ, thấy xa thấy rộng như con . Thầy cám ơn con đã cho Thầy một phút vui tuyệt với Thầy TVK |
sondacuongnhan wrote on Aug 5, '09
Kính Thầy !
Mỗi lần đọc bài phỏng vấn hay bài viết của Thầy trên báo, con lại cảm nhận được sâu sắc hơn tình yêu tiếng nhạc quê hương, yêu văn hóa dân tộc sâu sắc trong trái tim vĩ đại của Thầy! Và cũng chính vì thế, thấp thoáng đâu đó trên từng con chữ, con cũng cảm nhận được sự trăn trở của Thầy cho tương lai của âm nhạc truyền thống nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung! Thưa Thầy, chẳng biết người khác nghĩ thế nào, nhưng theo cách nghĩ của con, một người như Thầy phải mấy trăm năm mới mong có một, Thầy là hiện thân của sự kết tinh linh hồn âm nhạc dân tộc, trái tim Thầy được sinh ra trên cùng nhịp đập với âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung, chẳng phải ư ?! ngày trước ngồi nhìn Thầy thưởng thức âm nhạc mắt nhắm an vui người lắc lưc theo từng giai điệu, con giật mình nhớ chuyện Trang Chu mộng hồ, tự hỏi lòng chẳng biết nhạc là Thầy hay Thầy đã hóa thân vào nhạc mà thăng hoa đến vậy ! Nhạc thấm vào Thầy trong từng thớ thịt, từng mạch máu, từng lỗ chân lông ! Với Thầy nhạc đã thành Đạo, thế nên Thầy luôn trân trọng giữ gìn ! Nhìn thầy truyền dạy nhạc say sưa bất tận, nhìn thầy đánh đàn nắn nót từng cung tơ, bản nhạc dứt rồi đôi bàn tay Thầy đặt nhẹ lên cung đàn như cảm ơn một hồng diện tri âm, khẽ đặt qua một bên rồi mới đứng lên chào khán giả ! Ôi, đời nay mấy ai yêu nhạc yêu đàn được đến vậy ! Và do vậy, thưa Thầy, đâu dễ mấy lần có một người như Thầy xuất hiện trong đời ! Thầy sinh ra để mang sứ mạng giữ nhạc và truyền nhạc, nhiệm vụ này há dễ tìm được người thế thay ư?! Trong biển người mênh mông, vậy mà chỉ có duy nhất Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang đảm đương nổi sứ mạng tây hành bái Phật cầu kinh ! Sao Văn Khúc ngàn năm mới giáng thế mà phải không thưa Thầy ?! Lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới đã và đang ghi nhận tên tuổi của Thầy, một người mang sứ mạng lớn và hoàn thành một cách xuất sắc trên cả tuyệt vời ! Và kính thưa Thầy, theo con khó tìm được một truyền nhân hoàn hảo như Thầy, nhưng trên cả nước Việt Nam và trăm ngàn thanh niên trên thế giới, những ai đã một lần dù trực tiếp hay gián tiếp là môn sinh của Thầy thì ngọn lửa âm nhạc dân tộc mà Thầy truyền trao, sẽ âm ỉ thôi thúc họ đi theo con đường mà Thầy đã đi, làm việc mà Thầy đã làm, và theo con nghĩ đó là những truyền nhân tuyệt vời nhất của Thầy! Khi còn sinh viên, con từng nhớ GS Huỳnh Minh Đức từng dạy con : học mà không thấy thích thì đừng học, vì cố học vẫn không có kết quả. Nhưng thích mà học vẫn không bằng vui mà học. Căn cứ vào lời dạy này, con tin vào lớp lớp thanh niên tìm đến Thầy bởi vì con biết, họ đến với Thầy vì ngưỡng mộ, ngồi nghe vì thích và khi ra về thì đầy hân hoan vui sướng lẫn với tự hào về âm nhạc dân tộc mà họ nhận được nơi Thầy. Điều đó, càng khiến con vững niềm tin rằng : họ sẽ là truyền nhân của Thầy ! Con kính chúc Thầy dồi dào sức khỏe, vững bước so tuổi với họ Bành, dìu dắt chúng con trên con đường ngược dòng thời gian tìm về nguồn cội văn hóa dân tộc! Dã Hạc Cư 05.08.2009 ngu đồ sơn dã cuồng nhân Lê Ngọc Đình cẩn bạch |
Kính thưa GIÁO SƯ
Trả lờiXóaCon tên là TRẦN HỒNG ĐIỆP,sinh năm 1959, hiện đang sinh sống tại Quận 8 TPHCM .Xin phép có đôi lời cùng Thầy.
Thật là vinh hạnh cho người nào được Thầy chọn là truyền nhân.Con tài hèn sức mọn nhưng lòng đam mê về nghệ thuật cải lương của con lại ăn sâu trong huyết quản.Con lại có tâm huyết với bộ môn nghệ thuật SKCL ,muốn thông qua sự sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn ,tư duy đạo diễn của mình để quảng bá đến năm châu nền âm nhạc cổ truyền của mình và con cũng đã theo bước chân của Thầy, cũng đang tìm ra phương thức ,làm sao cho người Việt Nam thích nghe nhạc dân tộc cổ truyền của dân tộc Việt Nam trong khi nhạc nước ngoài với đủ thể loại xâm nhập quá nhiều vào đất nước mình.Nhưng cơ hội và sự may mắn đã không đến với con.Con tốt nghiệp lớp ĐDSK năm 2007, đã từng làm Talk Show Đời Nghệ Sĩ Cải Lương cho Công Ty Thanh Nhân.Con đang tham gia sinh hoạt ĐCTTCL tại TTVH Quận 8.Con vừa thi hát Vọng cổ tiếng Pháp trong Chương trình Tìm kiếm Tài năng Vietnam's got talent .Và hiện tại thì con thất nghiệp.Con mong muốn có được một công việc phù hợp để phát huy nền âm nhạc cổ truyền mà con đam mê .
Chúc Thầy có nhiều sức khỏe và đạt thành những điều tâm nguyện cao quí của Thầy.