Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê: Nặng lòng với âm nhạc quê hương
GS Trần Văn Khê " Việt nhạc chi bảo" - Ảnh tư liệu: Duy Anh
Nhắc
đến GS Trần Văn Khê, nhiều người nhớ ngay đến hình ảnh một vị giáo sư
với những bài nói chuyện rất hay, sinh động và đầy tâm huyết với âm nhạc
dân tộc – quê hương Việt Nam. Nhưng vẫn còn nhiều điều mà ít người biết
về ông...
Năm 1921, cậu bé Trần Văn Khê chào đời trong một gia đình đã có 4 đời nhạc sĩ. Cụ cố ngoại là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã tuẫn tiết khi thất thủ thành Hà Nội năm 1873. Có lẽ vì vậy mà năng khiếu âm nhạc cũng như tình yêu quê hương đất nước đã thấm vào Trần Văn Khê từ bé. Mới chưa đến 10 tuổi, cậu bé Khê đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người cô nuôi dưỡng luôn thúc ông lấy vợ sớm để có con trai nối dõi cho dòng họ vì... sợ tuyệt tự. Từ nhỏ, Trần Văn Khê đã có năng khiếu âm nhạc, 6 tuổi đã biết đàn kìm, 8 tuổi đàn nguyệt và 12 tuổi thì biết đàn tranh. Khi đi học, do thường xuyên đậu thủ khoa nên Trần Văn Khê được học bổng của chính phủ Pháp học Đại học Y Khoa tại Hà Nội. Ở đây ông tham gia sinh hoạt chung với các bạn Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước trong Tổng hội sinh viên. Đến khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông tham gia kháng chiến với chức vụ Nhạc trưởng quân đội Nam Bộ, tổ chức các đội quân nhạc. Sau ông về thành hoạt động dưới sự chỉ huy của KTS Huỳnh Tấn Phát trong vai trò nhà báo, viết về sân khấu và âm nhạc. Năm 1949 ông lên đường sang Pháp du học.
Năm 1921, cậu bé Trần Văn Khê chào đời trong một gia đình đã có 4 đời nhạc sĩ. Cụ cố ngoại là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã tuẫn tiết khi thất thủ thành Hà Nội năm 1873. Có lẽ vì vậy mà năng khiếu âm nhạc cũng như tình yêu quê hương đất nước đã thấm vào Trần Văn Khê từ bé. Mới chưa đến 10 tuổi, cậu bé Khê đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người cô nuôi dưỡng luôn thúc ông lấy vợ sớm để có con trai nối dõi cho dòng họ vì... sợ tuyệt tự. Từ nhỏ, Trần Văn Khê đã có năng khiếu âm nhạc, 6 tuổi đã biết đàn kìm, 8 tuổi đàn nguyệt và 12 tuổi thì biết đàn tranh. Khi đi học, do thường xuyên đậu thủ khoa nên Trần Văn Khê được học bổng của chính phủ Pháp học Đại học Y Khoa tại Hà Nội. Ở đây ông tham gia sinh hoạt chung với các bạn Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước trong Tổng hội sinh viên. Đến khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông tham gia kháng chiến với chức vụ Nhạc trưởng quân đội Nam Bộ, tổ chức các đội quân nhạc. Sau ông về thành hoạt động dưới sự chỉ huy của KTS Huỳnh Tấn Phát trong vai trò nhà báo, viết về sân khấu và âm nhạc. Năm 1949 ông lên đường sang Pháp du học.
GS Trần Văn Khê và hoạt động giới thiệu âm nhạc cổ truyền Việt Nam trên thế giới - Ảnh tư liệu: Trần Văn Khê
Hai
bàn tay trắng nơi xứ người, Trần Văn Khê sống bằng nghề viết báo và trở
thành nhà báo chuyên nghiệp. Ngoài ra ông cũng tham gia đóng và lồng
tiếng một số bộ phim tại Pháp, trong đó từng đóng chung với các diễn
viên nổi tiếng như Jean Gaven, Virginia Mac Kenna... Ông bị mất học bổng
Khoa báo chí tại Đại học Michigan do sang Hungary tham dự Liên hoan
thanh niên ủng hộ Việt Nam đấu tranh nhưng sau đó thi đậu vào khoa Giao
dịch quốc tế của trường Chính trị Sciences Po. Nhờ đậu thứ hạng cao, ông
được nhận vào làm thư ký quốc tế cho Liên hợp quốc. Tuy nhiên, học vị
cao nhất của ông vẫn là âm nhạc với bằng Tiến sĩ tối ưu tại Đại học
Sorbonne. Với việc sáng lập ra Trung tâm nghiên cứu âm nhạc Đông Phương,
cả phần đời sau này của Trần Văn Khê gắn liền với việc nghiên cứu và
giới thiệu âm nhạc cổ truyền Việt Nam trên khắp thế giới. Ông đã được
mời tham dự trên 200 cuộc hội thảo âm nhạc ở 65 nước và tham gia giảng
dạy tại nhiều trường Đại học.
Những năm gần đây trở về Việt Nam, ông Khê đã dành toàn bộ thời gian cuối đời để hệ thống và hiện đại hóa lại kho tư liệu âm nhạc khổng lồ mà ông đã sưu tầm được, trong đó chuyển các hình chụp, các đoạn âm nhạc, video sang kỹ thuật số.
Những năm gần đây trở về Việt Nam, ông Khê đã dành toàn bộ thời gian cuối đời để hệ thống và hiện đại hóa lại kho tư liệu âm nhạc khổng lồ mà ông đã sưu tầm được, trong đó chuyển các hình chụp, các đoạn âm nhạc, video sang kỹ thuật số.
Nhưng
do chỉ thuê được một người làm kỹ thuật, sau nhiều năm đến nay mới thực
hiện được chừng 30% khối lượng. Căn biệt thự đẹp trên đường Huỳnh Đình
Hai mà Nhà nước cấp cho ông ở sẽ trở thành bảo tàng khi ông qua đời. Ông
lo khi mình đi xa, mọi việc vẫn chưa xong. Sẽ không ai hiệu đính, chú
thích cho những tư liệu quí giá một đời gom góp.
Cứ ba tháng một lần, GS Trần Văn Khê lại thực hiện một chuyên đề âm nhạc tại căn biệt thự ấm cúng của mình cho bạn bè và những bạn trẻ yêu âm nhạc dân tộc. Ngoài ra ông vẫn tổ chức các buổi nói chuyện ở các trường Đại học, làm sao để các em các cháu hiểu âm nhạc dân tộc Việt Nam có gì hay, hay như thế nào...Theo ông, để một người gắn bó với nhạc dân tộc, họ cần có sự quan tâm, từ đó mới dẫn đến hiểu, từ hiểu đến thương, từ thương mới dẫn đến tìm học, và tập luyện rồi cuối cùng là biểu diễn, như thế mới không khiến âm nhạc dân tộc thất truyền mà tiếp tục vươn xa, phát triển rộng khắp.
Những chương trình Sinh hoạt định kỳ tại tư gia - Ảnh tư liệu: Trần Văn Khê
Ông như vị tướng già vẫn chưa chịu buông tay gác kiếm, miệt mài đem âm nhạc dân tộc đến với những bạn trẻ đang còn đắm mình giữa những rock, jazz, pop, dance... Những nỗ lực của ông luôn hướng họ đến với những nét đẹp của âm nhạc dân tộc. Ông như không còn thấy mệt mỏi khi những bạn trẻ cứ trầm trồ xúc động khi cảm nhận được những nét hay, cái đẹp trong những khúc dân ca, điệu hò lý, tiếng trống, nhịp đàn... mà ông đem đến.
Sắp bước vào tuổi xấp xỉ 90, điều hạnh phúc nhất với GS Trần Văn Khê là ông đã được trở về sống với quê nhà, được đi nói chuyện với người Việt về âm nhạc Việt trên mảnh đất Việt Nam. Thế nhưng ông vẫn còn rất nhiều điều trăn trở. Trước tiên, là cái sự “đốt đuốc đi tìm học trò”. Có quá ít người quan tâm đến âm nhạc dân tộc, thậm chí, do tâm lý mặc cảm, như “học đàn cò thì giấu, còn học Violon thì sẵn sàng xách hộp đàn đi như khoe.”. Chưa kể thù lao với những nhạc công dân tộc rất thấp so với nhạc công chơi piano hay violon... từ đó dẫn đến tâm lý vọng ngoại, muốn tránh nhạc dân tộc.
Điều trăn trở thứ hai của ông là làm sao đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường cho học sinh, thậm chí ngay từ tiểu học. Theo ông, ở độ tuổi này đã hoàn toàn có thể tiếp thu và phát huy nếu dạy đúng cách. GS Trần Văn Khê đã từng thí điểm việc dạy nhạc dân tộc tại một số trường tiểu học tại Huế. Kết quả rất bất ngờ, các em đã tiếp thu rất tốt, phát huy tính sáng tạo và tỏ ra vô cùng thích thú với môn học này, các giáo viên cũng rất hứng thú và có tâm huyết.
GS Trần Văn Khê giới thiệu nhạc truyền thống tại trường Đại học Văn khoa - Ảnh tư liệu: Khánh Vân
Tuy nhiên ông biết còn rất lâu nữa giấc mơ này mới thành hiện thực, bởi cách dạy của ông đang rất khác với cách dạy âm nhạc hiện nay, khi tập luyện trí nhớ và nhịp trước cho trẻ. Sẽ phải mất khá lâu vì việc này đụng chạm đến chuyện thay đổi cả một hệ thống giáo trình dạy học nhạc.
Khi tôi hỏi GS Trần Văn Khê, rằng liệu đã có ai có thể thay thế ông trong việc truyền đạt những bài nói chuyện hấp dẫn về âm nhạc dân tộc hay không thì ông cho biết cũng có một số chuyên gia có khả năng trong việc này. Nhưng nhược điểm của họ là chỉ thuyết giảng tốt chứ chưa biểu diễn được, nghĩa là đến phần minh họa thì phải trông chờ vào dàn nhạc hay ca sĩ, mà điều này dẫn đến nhiều bất lợi, vì chỉ riêng khi nói, lên hay xuống giọng, nhấn nhá câu chữ khác nhau đã dẫn đến những hiệu quả khác nhau rồi.
Mong
rằng những ước mơ của GS Trần Văn Khê sớm trở thành hiện thực, vì nó
cũng đồng nghĩa với những giá trị âm nhạc dân tộc Việt Nam không dần đi
vào con đường mai một.
(Theo Đại Đoàn Kết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét