Để trẻ yêu thích nhạc dân tộc
Ý tưởng phổ cập âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ đã được GS Trần Văn Khê ấp ủ nhiều năm. Được UNESCO tài trợ, chương trình “Dạy âm nhạc dân tộc theo phương pháp học mà chơi” đã thử nghiệm thành công tại trường tiểu học Trần Hưng Đạo, TP.HCM năm 2004 với 20 học sinh và 20 cô giáo tiểu học, nhưng đến nay, dự án chưa được phổ cập vào trường học. Chủ nhật vừa qua (3.4), tại tư gia của mình, GS.TS Trần Văn Khê giới thiệu lại phương pháp này, cho các bậc phụ huynh tham khảo.
Trước là tiết tấu, sau là giai điệu
Buổi trò chuyện về phương pháp dạy nhạc dân tộc cho trẻ em tại tư gia của GS Trần Văn Khê. Ảnh: Thanh Thúy
|
Giải
thích vì sao lại “trò chơi tiết tấu” để mở đầu bài học của mình, GS.TS
Trần Văn Khê chia sẻ: “Dạy tiết tấu trước giai điệu là cách dạy thuận
theo thiên nhiên. Đứa trẻ từ khi còn trong bào thai, 3-4 tháng nó bắt
đầu nghe nhịp đập của tim thai, 7-8 tháng nó nghe nhịp tim của mẹ. Vừa
sanh ra sau tiếng khóc, trẻ bắt đầu hít vô thở ra, đó cũng là tiết tấu.
Rồi nhịp võng mẹ đưa, nhịp chân người đi, ngày chuyển sang đêm, nước
lớn nước ròng, xuân hạ thu đông… tất cả những cái đó là tiết tấu. Trẻ
sống và lớn lên trong môi trường đầy tiết tấu do đó nên dạy tiết tấu
trước giai điệu, trẻ sẽ tiếp thu nhanh và hào hứng hơn”.
Lớp
học là phòng chơi với những nhạc cụ đơn giản như thanh tre, song lang,
trống nhỏ, thanh la… là những đồ chơi của các em. Từ các nhạc cụ đơn
giản này, các em học cách lắng nghe và phân biệt âm thanh, âm đục, âm
trong, âm trầm, âm bổng, nhịp nhanh, nhịp chậm, rồi chơi vỗ tay theo
tiết tấu nhịp 1-2-1, 1-2-1, chơi đánh trống táng – cắc – tịch, chơi làm
thơ, làm bài ca dao theo niêm luật… Kết hợp các trò chơi theo trình tự
từ dễ đến khó, từ cụ thể tới trừu tượng, từ ca hát nhịp điệu đi liền
với múa. Dạy các em những động tác cơ bản trong múa dân tộc: tay trắng
tay đen, có trên có dưới, có tả có hữu, có đầu có đuôi trong hát bội,
đuổi ngón trong hát chèo….
Các
em không chỉ được nhìn mà còn được chạm vào những cây đàn dân gian.
Sau đó các em nghe và vẽ lại những nhạc cụ ấy. Bên cạnh đó là giới
thiệu những nguyên tắc cơ bản như “sáo thổi ngang, tiêu thổi dọc”, dạy
cách đàn miệng, đánh trống miệng trước khi đánh trống thật hay thử đàn
thật, khiến cho trẻ thích thú lạ lùng. Điều này kích thích niềm say mê
mới, khám phá những giai điệu vừa tươi vui, êm ái khiến các em nhỏ “mê
tơi”.
Tầm sư học đạo
Các em không chỉ được nhìn mà còn được chạm vào những cây đàn dân gian. Điều này kích thích niềm say mê khám phá của các em. Ảnh: Thanh Thúy
|
Hiện
nay, ở TP.HCM có nhiều câu lạc bộ dạy âm nhạc dân tộc, như câu lạc bộ
“Tiếng hát quê hương” ở cung Văn hóa Lao Động, các bậc phụ huynh có thể
đưa con đến học. Đồng thời, khi cho con học với thầy, phụ huynh cũng
nên tìm hiểu về loại nhạc cụ mà con mình đang học, để thêm “vốn liếng”
khi trao đổi với con. Cô Thúy Hoan, chủ nhiệm CLB này cho biết: “Câu
lạc bộ có lớp học dành riêng cho mỗi độ tuổi, từ 6 tuổi trở lên. Với
các cháu nhỏ, cha mẹ nên dắt các bé đến tham quan, làm quen dần với
nhạc cụ và không khí vừa học vừa chơi, khi bé yêu thích thật sự thì cho
bé tham gia học”.
Sau
khi tham dự chương trình, chị Trần Vũ Anh Thy, phụ huynh của bé Hồ
Hưng Anh, chia sẻ: "Cháu ở trường rất “sợ” môn nhạc, nên tôi rất bất
ngờ khi thấy cháu chơi nhạc cụ dân tộc hào hứng như vậy! Vì cháu chưa
bao giờ nhìn thấy các nhạc cụ này, nên khi dẫn cháu đi tham quan, cháu
mê mẩn và thú vị lắm. Tôi mừng vì con mình thích âm nhạc dân tộc, bớt
lo về chuyện “mất gốc” của con sau này”.
Nghe
bé Hải Minh (6 tuổi rưỡi), con gái của nghệ sĩ Hải Phượng, độc tấu đờn
tranh bài “Những em bé ngoan” (Phan Huỳnh Điểu) và hoà tấu bản “Tam
pháp nhập môn” với GSTS Trần Văn Khê đờn kìm, các em nhỏ rất thích thú,
vỗ tay hoan nghênh và có cảm giác âm nhạc truyền thống không phải khó
lắm, nếu chịu khó học tập thì cũng sẽ đờn được như bé Hải Minh.
Phương Thảo - Ngọc Hân
(theo Sài Gòn tiếp thị online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét