TRẢ LỜI CHUNG CHO BẠN BÈ VÀ MÔN SINH
Trong mấy tháng gần đây, có nhiều bạn và môn sinh hỏi tôi:
“Khi
bôn ba bốn biển năm châu để giới thiệu âm nhạc Việt Nam, thì đề tài
chung là Âm nhạc Việt Nam, nhưng về chi tiết chẳng biết có tiểu đề nào
thường được đề cập đến và khi giới thiệu Âm nhạc Việt Nam thì dùng nhạc
cụ gì và bài bản gì, trong những cơ hội nào ?”
Tôi có hẹn với các bạn sẽ có bài trả lời chung cho các bạn, vì không thể nêu cả những chi tiết trong mỗi bức thư trả lời.
Sau đây, tôi sẽ ghi lại một vài chi tiết của những buổi giới thiệu Âm nhạc Truyền thống Việt Nam tại nước ngoài.
I. ĐẠI CƯƠNG:
Thường nhất là tôi trả lời cho những câu hỏi:
1. Âm nhạc truyền thống Việt Nam có những gì?
2. Âm nhạc Việt Nam hay ở chỗ nào?
3. Âm nhạc Việt Nam khác âm nhạc phương Tây ở điểm nào?
4. Âm nhạc Việt Nam khác âm nhạc các nước Châu Á như thế nào?
5. Vị trí của âm nhạc Việt Nam trong các truyền thống âm nhạc Châu Á.
II. LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM:
1. Lược sử âm nhạc Việt Nam (Có mấy thời đại? Những đặc điểm của mỗi thời đại?)
2. Âm nhạc Việt Nam bắt đầu có từ lúc nào ?
3. Ảnh hưởng của âm nhạc Trung Quốc.
4. Ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây.
5. Âm nhạc Việt Nam trong các thời đại.
6.
Tư liệu bằng văn bản lịch sử, bức vẽ và bức chạm trong các Đình, Chùa,
Miếu (Tên các quyển sử nào có ghi chép về âm nhạc Việt Nam truyền thống bằng chữ Hán, chữ Việt và các chữ phương Tây?)
III. CÁC NHẠC KHÍ DÙNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM:
1. Đặc điểm của các nhạc khí đó.
2. Miêu tả hình dáng của những nhạc khí tiêu biểu. Đặc biệt, người ngoại quốc thường hay hỏi về Đàn Đá, Trống Đồng và Đờn Bầu.
3. Hình vẽ và hình chụp của các nhạc khí.
4. So sánh nhạc khí Việt Nam và những nhạc khí chung một hệ trong các Nước Châu Á và trên thế giới.
5.
Số nhạc khí trong biên chế của các dàn nhạc dùng trong âm nhạc dân
gian, âm nhạc Lễ, âm nhạc Thính phòng, âm nhạc trên sân khấu, âm nhạc
trong Cung đình.
IV. CÁC THỂ LOẠI TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM:
1. Âm nhạc Dân gian: Hát ru, Đồng dao, Hò, Lý, Đối ca nam nữ (trong các loại nhạc này có rất nhiều tiểu loại tùy các vùng và các bộ môn)…
2. Âm nhạc Bác học:
a. Thính phòng, Ca trù (Miền Bắc), Ca Huế (Miền Trung), Ca Tài tử (Miền Nam).
b. Sân khấu: Hát Chèo (Miền Bắc), Hát Bội, Hát Tuồng (Miền Trung), Hát Bài Chòi (Liên Khu 5), Hát Cải lương (Miền Nam).
3. Âm nhạc Cung đình: Đại nhạc, Nhã nhạc, các Điệu múa Cung Đình.
4. Âm nhạc trong Tín ngưỡng:
a. Âm nhạc Phật giáo.
b. Âm nhạc Cao Đài giáo.
c. Âm nhạc Lễ: Ngũ âm (Phe văn, Phe võ) – Bát âm (dùng trong các trường hợp Quan, Hôn, Tang, Tế và trong các Đình, Chùa)
d. Chầu văn (Miền Bắc), Hầu văn (Miền Trung) và Rỗi bóng (Miền Nam).
V. NGÔN NGỮ ÂM NHẠC:
1. Thang âm và điệu thức.
2. Tiết tấu (trong Dân ca cổ nhạc)
3. Đơn điệu và Phức điệu.
VI. CÁCH BIỂU DIỄN:
1. Độc tấu và hòa tấu.
2. Kỹ thuật thanh nhạc (ém hơi, nhả chữ, đổ hột, luyến láy)
3. Kỹ thuật khí nhạc (cách gảy đàn, rung, nhấn, mổ, chầy, phi…)
VII. NHỮNG TRUYỀN THUYẾT VỀ ÂM NHẠC:
1. Xuất xứ của nhạc khí (Trương Viên & Đàn Bầu – Đinh Dự, Đinh Lễ & Đàn Đáy…)
2. Huyền thoại (Trương Chi, Mỵ Nương & Khối tình…)
KẾT LUẬN:
Các
bạn chỉ cần xem qua những loại câu hỏi mà thính giả, học sinh và những
nhà nghiên cứu đã đặt ra mà tôi đã ghi lại phía trên, thì các bạn biết
rõ những đề tài tôi đã dùng trong những buổi thuyết trình trên các Đài
truyền thanh, truyền hình, các Trường Đại học, các Hội thảo, Hội nghị và
Liên hoan quốc tế.
Trong
mỗi bài nói chuyện, tôi thường tự minh họa bằng lời nói, giọng hát,
tiếng ca hoặc đờn Kìm, đờn Tỳ, đờn Tranh, đờn Cò, Trống nhạc. Có dùng cả
băng ghi âm các loại nhạc đã thực hiện trong nước, những dĩa hát, băng
từ, cassette bán trong và ngoài Nước về âm nhạc Việt Nam, rọi hình,
chiếu dương bản…
Về
các nơi và trường hợp thuyết trình để các bạn có một hình ảnh cụ thể,
tôi ghi lại đây chương trình làm việc của tôi điển hình trong năm 1985
(trích trong Danh sách “Các cuộc Hội thảo, Hội nghị, Liên hoan quốc
tế”):
Năm 1985
131) Bonn du 7 au 9 janvier (Allemagne fédérale): Réunion du Comité exécutif, CIM (UNESCO).
Bonn từ ngày 7 đến 9 tháng 1 dương lịch (Liên Bang Đức): Họp Ban chấp hành của CIM (Hội đồng quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO).
132) Nice (France) du 28 au 30 janvier: Colloque international sur l'éducation musicale.
Nice (Miền Nam Nước Pháp) từ ngày 28 đến 30 tháng 1 dương lịch: Hội thảo khoa học quốc tế về Giáo dục âm nhạc.
- Intervention: Notation et mémorisation dans l'éducation musicale.
Tham luận: Ký âm và luyện tập trí nhớ trong Giáo dục âm nhạc.
133)
Ulan Bator (Mongolie) du 31 janvier au 6 février: Mission du CIM
(UNESCO). Préparation de la 7è TMAS (Tribune des Musiques d'Asie).
Ulan
Bator (Kinh đô Ngoại Mông) từ ngày 31 tháng giêng đến ngày 6 tháng 2
dương lịch: Công vụ cho CIM chuẩn bị tổ chức Diễn đàn âm nhạc Châu Á lần
thứ 7.
134) Terrasson (France) du 9 au 11 mars: Rencontre internationale des conteurs.
Terrasson (Miền Nam Nước Pháp) từ ngày 9 đến 11 tháng 3 dương lịch: Gặp gỡ quốc tế của những người kể chuyện đời xưa.
- Veillée : "Les contes vietnamiens".
Đêm thức cạnh lò lửa: « Kể chuyện đời xưa Việt Nam »
135) Bordeaux, du 15 au 17 mars: Colloque international sur les contes
Bordeaux
(Thành phố Miền Tây Nam Nước Pháp), từ ngày 15 đến 17 tháng 3 dương
lịch: Hội thảo khoa học quốc tế về những chuyện đời xưa.
- Communications: Contes historiques et sociaux au Viet Nam.
Tham luận: Những chuyện đời xưa có tính cách lịch sử và xã hội tại Việt Nam.
136) Belfast (Irlande du Nord, Grande-Bretagne) du 23 au 28 mars: European Seminar of Ethnomusicology.
Belfast (Nước Anh Vùng Bắc Ái Nhĩ Lan) từ ngày 23 đến 28 tháng 3 dương lịch: Một cuộc thảo luận và giảng dạy về Dân tộc nhạc học.
- Communication: What is "mode" in Vietnamese Music.
Tham luận: «Điệu thức» trong âm nhạc Việt Nam là gì?
- Concert de musique vietnamienne avec la participation de M. Trân Quang Hai, Mme Bach Yên et Mlle Trân Thi Thuy Ngoc.
Buổi hòa nhạc âm nhạc Việt Nam với sự tham gia của Trần Quang Hải, Bạch Yến và Trần Thị Thủy Ngọc.
137) Dakar (Sénégal) du 13 au 19 mai: Colloque international sur l'Identité nationale.
Dakar (Sénégal – Châu Phi) từ ngày 13 đến 19 tháng 5 dương lịch: Hội thảo khoa học quốc tế về Bản sắc Dân tộc.
- Communication: Causes de la perte de l'identité nationale en Asie.
Tham luận: Những nguyên nhân làm cho mất Bản sắc dân tộc tại Châu Á.
138) Torino (Italie) du 19 au 21 mai: Semaine sur la culture du Viêt Nam
Torino (Ý) từ ngày 19 đến 21 tháng 5 dương lịch: Tuần lễ về Văn hóa Việt Nam.
- Concert de musique vietnamienne au Théâtre de l'Opéra de Torino.
Buổi hòa nhạc Việt Nam tại Nhà hát lớn của Thành phố Torino.
139)
Berlin Ouest, du 5 au 6 juin: Présider la Réunion du Conseil
Scientifique de l'Institut International d'Etudes Comparatives de
Musique et de la Documentation
Tây
Bá Linh, từ ngày 5 đến 6 tháng 6 dương lịch: Chủ tọa cuộc họp của Hội
đồng khoa học Viện quốc tế Nghiên cứu âm nhạc với phương pháp đối chiếu
và sự lưu trữ tư liệu.
- Discours sur les réalisations de cet Institut au cours des 25 dernières années.
Diễn văn về những việc mà Viện quốc tế đã thực hiện được trong vòng 25 năm nay.
140) Berlin Ouest, du 6 au 13 juin: Séminaire international sur les musiques d'Asie.
Tây Bá Linh, từ ngày 6 đến 13 tháng 6 dương lịch: Hội thảo khoa học quốc tế và giảng dạy âm nhạc Châu Á.
* 6 juin: Présider la journée sur la Musique chinoise. Participation au concert de musique d'Asie.
Ngày 6 tháng 6: Chủ tọa những buổi về âm nhạc Trung Quốc. Buổi tối tham gia buổi Hòa nhạc Châu Á.
* 8 juin: Exposé sur la musique vietnamienne. Concert de musique vietnamienne.
Ngày 8 tháng 6: Thuyết trình về Âm nhạc Việt Nam. Tối dự buổi hòa nhạc về Âm nhạc Việt Nam.
* 9 juin: Participation à la Table ronde sur les Musiques d'Asie.
Ngày 9 tháng 6: Tham gia Hội thảo bàn tròn về Âm nhạc Châu Á.
141) Tokyo (Japon) du 4 au 9 juillet: Réunion internationale sur le Projet MLM et Colloque sur les musiques d'Asie.
Tokyo
(Nhật Bổn) từ ngày 4 đến 9 tháng 7 dương lịch: Cuộc họp quốc tế về dự
án MLM (âm nhạc trong đời sống con người viết lại lịch sử âm nhạc thế
giới) và Hội thảo khoa học về âm nhạc Châu Á.
- Présider deux réunions et une communication: Recherches musicales récentes au Viêt Nam.
Chủ tọa 2 cuộc họp và bài tham luận: Những công trình nghiên cứu âm nhạc gần đây tại Việt Nam.
142) Tokyo (Japon) du 10 au 18 juillet: Grant de la Japan Foundation.
Tokyo
(Nhật Bổn) từ ngày 10 đến 18 tháng 7 dương lịch: Bổng đặc biệt của quĩ
Nhật Bổn (Mục đích mời tôi giao lưu với các nhà nghiên cứu tại Nhật Bổn)
-
Conférences illustrées et concert commentés à Asahi Hall (11/7/1985)
Kunitachi. College (12/7/1985), Seibu's Studio 200 (16/7/1985):
Rencontre avec les musicologues japonais.
Những
buổi thuyết trình có minh họa và những buổi hòa nhạc có giải thích tại
Asahi Hall ngày 11/7/1985 (Asahi Hall là một nhựt báo lớn nhất tại
Tokyo) Trường nhạc Kunitachi. Phòng ghi âm và giới thiệu âm nhạc đương
đại Seibu's Studio 200 (16/7/1985): Gặp gỡ với những nhà nghiên cứu âm
nhạc Nhật Bổn.
(* Giới thiệu âm nhạc Việt Nam trong 2 chương trình của NHK)
143)
Sienna (Italie) du 21 au 28 juillet: Séminaire international sur
l'ethnomusicologie, organisé par l'Académie de musique de Chigiana.
Sienna
(Ý) từ ngày 21 đến 28 tháng 7 dương lịch: Hội thảo quốc tế và giảng dạy
Dân tộc nhạc học do Hàn Lâm Viện Âm nhạc do Chigiana tổ chức.
- Conférences sur "Ethnomusicologie et musique traditionnelle du Viêt Nam".
Thuyết trình về « Dân tộc nhạc học và âm nhạc truyền thống Việt Nam »
144) Stockholm-Helsinki du 29 juillet au 9 août: Assemblée Générale et Congrès de l'ICTM.
Stockholm (Thụy Điển) - Helsinki (Phần Lan) từ ngày 29 tháng 7 đến ngày 9 tháng 8 dương lịch: Đại hội và Hội nghị của l'ICTM.
- Réunion du Comité exécutif. Réunion sur les recherches iconographiques.
Họp Ban chấp hành và tham dự những cuộc họp về sự nghiên cứu âm nhạc ngang qua hình ảnh và hiện vật khảo cổ.
145) Ulan Bator (Mongolie) du 3 au 12 septembre: 7è TMAS (Tribune des Musiques d'Asie).
Ulan
Bator (Mongolie) từ ngày 3 đến 12 tháng 9 dương lịch : Khách mời của
Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên và đặc phái viên của Unesco, cố vấn cho Ủy
Ban tổ chức Diễn đàn âm nhạc Châu Á lần thứ 7.
- 4 et 5 septembre: réunion du Comité d'organisation.
Ngày 4 và 5 tháng 9: dự những cuộc họp của Ban tổ chức.
- 6 septembre: Conférence de Presse.
Ngày 6 tháng 9: Tham gia cuộc họp báo.
- 7 septembre: Cérémonie d'ouverture: Discours au nom du CIM et de l'UNESCO.
Ngày 7 tháng 9: Dự cuộc lễ khai mạc: Diễn văn với cương vị đặc phái viên của CIM và Unesco.
- du 7 sept au 11 septembre: Réunion du Comité international de sélection.
Từ ngày 7 đến 11 tháng 9: Chủ tọa Ủy ban quốc tế tuyển lựa.
146) Ulan Bator, du 13 au 16 septembre: Colloque international sur les Musique d'Asie.
Ulan Bator, từ ngày 13 đến 16 tháng 9 dương lịch: Hội thảo quốc tế về âm nhạc Châu Á.
- Présider deux séances.
Chủ tọa 2 buổi họp.
- Communication: Qu'est ce que le "mode" dans les traditions musicales de l'Asie?
Tham luận: «Điệu thức» trong truyền thống âm nhạc Châu Á là gì?
147) Dresden du 22 au 26 septembre: Assemblée Générale du CIM (UNESCO). Elu Vice Président du CIM.
Dresden (Thành phố của Đông Đức) từ ngày 22 đến 26 tháng 9 dương lịch: Đại hội của CIM. Được cử làm Phó Chủ tịch của CIM.
148) Berlin Est, du 27 septembre au 4 octobre: Congrès du CIM.
Đông Bá Linh, từ ngày 27 tháng 9 đến ngày 4 tháng 10 dương lịch: Đại hội của CIM.
- Réunion des membres du Comité directeur du Projet MLM (CIM-UNESCO).
Cuộc họp của các thành viên Ủy ban chỉ đạo dự án MLM.
- Interview à la Télévision de la République démocratique d'Allemagne.
Được mời phát biểu trên truyền hình của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức.
149) Magenga (Madagascar) du 6 au 12 octobre: Colloque international sur "Le langage musical".
Magenga (Thành phố của Madagascar) từ ngày 6 đến 12 tháng 10 dương lịch: Hội thảo quốc tế về «Ngôn ngữ âm nhạc»
- Présider une séance.
Chủ tọa một phiên họp.
- Communication: les grandes traditions musicales en Asie.
Tham luận: Những truyền thống lớn của Châu Á.
- Concert de musique vietnamienne.
Buổi hòa nhạc về âm nhạc Việt Nam.
150) Antatanarivo (Madagascar) du 15 au 21 octobre: Festival des musiques d'Asie et du Pacifique. Interview à la radio (15/10/1985).
Antatanarivo
(Kinh đô Madagascar) từ ngày 15 đến 21 tháng 10 dương lịch: Liên hoan
âm nhạc các nước Châu Á và vùng Thái Bình Dương. Trả lời cuộc phỏng vấn
của Đài phát thanh quốc gia (15/10/1985).
- Concert: Viêt Nam et Madagascar (Trân Van Khê et Randarfson) (15/10/1985).
Hòa nhạc đặc biệt: Giao lưu giữa Việt Nam và Madagascar (Trần Văn Khê và Nhạc sư Randarfson) (15/10/1985).
- Interview TV Madagascar (16 heures le 16/10/1985).
Trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình tại Madagascar (lúc 16g00’ ngày 16/10/1985).
- Participation au concert donné à l'hôtel Hilton (20 h 16/10/1985).
Tham gia buổi hòa nhạc tại Khách sạn Hilton (lúc 20g00’ ngày 16/10/1985).
- Table ronde télévisée avec G.Condominas, Trân Van Khê et les musiciens et musicologues malgaches (17/10/1985).
Tham
dự Hội thảo bàn tròn truyền hình trực tiếp, với sự tham dự của GS
G.Condominas, Trần Văn Khê và nhiều Nhạc sĩ và nghiên cứu âm nhạc của
Madagascar (17/10/1985).
Bình Thạnh, ngày 29-05-2008
GSTS Trần Văn Khê
lengochan wrote on Nov 7, '08
Trả lờiXóaDạ, con đã hiểu. Bởi vì ở trên Thầy ghi:
Sân khấu: Hát Chèo (Miền Bắc), Hát Bội, Hát Tuồng (Miền Trung), Hát Bài Chòi (Liên Khu 5), Hát Cải lương (Miền Nam).
Nên con tưởng Hát Bội và Hát Tuồng là 2 thể loại khác nhau
trantruongca wrote on Nov 6, '08
Hát Tuồng là Hát bội, Hát bộ ( classical traditional theater). Tư nghệ sĩ miền Bắc biết Hát bôi,trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các anh gọi là Hát Tuồng Hai từ đó chỉ 1 bộ môn kịch nghệ. Tuồng hát là Vở tuống (a play)
trantruongca wrote on Nov 6, '08
Hát Tuồng là Hát bội, Hát bộ (classical traditional theater). Tư nghệ sĩ miền Bắc biết Hát bôi,trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các anh gọi là Hát Tuồng Hai từ đó chỉ 1 bộ môn kịch nghệ. Tuồng hát là Vở tuống (a play).
lengochan wrote on Nov 5, '08
con search trên google thì thấy người ta nhầm lẫn hát tuồng với hát bội, hoặc gọi hát tuồng (chèo) hay tuồng cổ (cải lương). Theo bảng phân loại ở trên của Thầy thì "hát tuồng" là 1 loại hình riêng biệt, chẳng lẽ nó đã biến mất nên người ta mới nhầm lẫn như thế???
thí dụ trang này
http://www.culturalprofiles.org.uk/viet_nam/Directories/Vi_ACYAIw-7879_ADs-t_Nam_Cultural_Profile/-3646.html
lengochan wrote on Nov 5, '08
Thưa Thầy, sân khấu miền Trung có hát bội & hát tuồng. 2 thể loại này khác nhau nhiều không Thầy? con chưa từng thưởng thức vở hát tuồng nào cả và thường lẫn lộn do cách nói trong Nam, "tuồng hát" chỉ 1 vở diễn trên sân khấu.
Hiện nay hát tuồng còn tồn tại không? sao con ít nghe nhắc đến loại hình nghệ thuật này.
trantruongca wrote on Sep 13, '08
Cám ơn con đã chịu khó đọc và viết lời comment . Nều con nhờ đọc bài Thầy viết mà co khái niem ve nhac dan toc Thay rat vui
Thay TVK
lengochan wrote on Sep 12, '08
Thưa Thầy,
Mỗi một dòng Thầy ghi trong tóm tắt là cả một công trình nghiên cứu lớn, mất rất nhiều công sức, thời gian. Bởi vậy các học trò thường gọi Thầy là vị anh hùng lớn, là từ điển sống của âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Đọc qua bài này con đã có sự khái quát về âm nhạc Việt Nam hơn.
Cám ơn Thầy
Con Lê Ngọc Hân
tranquanghai wrote on May 31, '08
Kính thưa Ba,
Con chỉ là người thừa hưởng gia tài âm nhạc của Ba để lại. Con cố gắng theo con đường Ba đã vạch sẵn, dù hướng đi của con bị chia làm nhiều nhánh nhưng tựu trung vẫn là hướng về dân tộc và phục vụ dân tộc Việt Nam .
Hun Ba nhiều
Tran Quang Hai
trantruongca wrote on May 31, '08, edited on Jun 1, '08
Hải, con trai cưng của Ba,
Ba rất vui vì con lúc nào cũng là độc giả thường xuyên lên Blog của Ba va có lời comment rất xây dựng. Ba cũng có xem những việc con đã, đang và sẽ làm. Ba rất vui được có con cùng đi trên một con đường sưu tầm nghiên cứu âm nhạc nói chung, âm nhạc Việt nói riêng, mà con ngày nay đã đi xa hơn Ba. Con hơn Cha là nhà có phước! Ba rất vui và hãnh diện có được đứa con như con.
Hôn con nhiều
Ba của con
Trần Văn Khê.
tranquanghai wrote on May 31, '08
Kính thưa Ba,
Những lời giải thích của Ba rất hữu ích , giúp cho đám trẻ ở VN biết những gì Ba đã làm trong thời gian qua , dù chỉ là trong vòng một năm.
Hun Ba nhiều
Tran Quang Hai