(Phần 3)
Đi Triều Tiên
Đàn Tỳ Bà Triều Tiên
Sau
khi tới Séoul (Hán thành), Đàn Tỳ Bà Việt Nam, đi tìm hai vị Giáo sư
Lee Hye Gu (Lý Huệ Cầu) và Kwon Oh Sung (Quyền Ngũ Thần), theo lời dặn
của Giáo sư Trần Văn Khê. Giáo sư Lee chuyên về lịch sử âm nhạc và nhạc
khí truyền thống Triều Tiên và đã viết nhiều sách báo về hai đề tài đó.
Giáo sư Kwon có thể dẫn đàn Tỳ Bà Việt Nam đi viếng Bảo tàng viện nhạc khí truyền thống Triều Tiên.
Gặp Giáo Sư Lee Hye Gu
Sau khi nghe đàn Tỳ Bà Việt Nam
muốn gặp và hỏi về cội nguồn của đàn Tỳ Bà Triều Tiên, Giáo sư Lý Huệ
Cầu nói: "Rất tiếc là ngày nay, trong nước Triều Tiên không còn ai biết
đàn Tỳ Bà theo xưa! Từ mấy trăm năm nay đàn Tỳ Bà đã thất truyền. Ngày
nay, các nhạc sĩ trè đàn theo phong cách mới!
Tôi
có viết một quyển sách về nhạc khí âm nhạc truyền thống Triều Tiên,
trong đó tôi có nhắc đến việc người Triều Tiên cho rằng đàn Tỳ Bà 5 dây
là Hyang pipa (Hương Tỳ Bà) có nghĩa là Tỳ Bà của dân tộc Triều Tiên, có
mặt tại Triều Tiên trước khi nhạc khí Trung Quốc từ đời Đường bắt đầu
du nhập tại Triều Tiên dưới triều đại Silla (669-936).
Hyang Pipa (Hương Tỳ Bà)
Tỳ Bà 4 dây gọi là Tang pipa (Đường Tỳ Bà) gốc của Trung Quốc.
Tang Pipa (Đường Tỳ Bà)
Cách
gọi tên ấy, theo tôi là một thói quen. Cũng như những chữ Tang piri
(Đường tất lật), Tang Ak (Đường nhạc) không phải du nhập vào Triều Tiên
từ đời Đường mà thật ra từ đời Tống, khi vua Tống Huệ Tông gởi dàn Ya
Yue (Nhã nhạc) sang Triều Tiên, gởi tặng Vua Ye Jong thời Koryo
(938-1392), mấy chục nhạc khí va 9 quyển Nhạc thơ, nhạc Trung Quốc được
trình diễn tại Triều Tiên là Đường nhạc đã bị thay đổi ít nhiều dưới đời
Tống chớ không phải Đường nhạc dưới đời Đường”.
“Cháu
đến đây mục đích để gặp đàn pipa Triều Tiên, chớ không phải nghe tôi
nói chuyện lịch sử Triều Tiên, cháu nên nhờ Giáo sư Kwon Oh Sung dắt
cháu vào Bảo tàng viện âm nhạc truyền thống Triều Tiên, cháu sẽ gặp
những cây đàn Tỳ Bà còn tàng trữ lại, nhưng đã thất truyền rồi”.
"Thưa
Giáo sư, nghe nói về lịch sử rất bổ ích cho cháu và cám ơn Giáo sư đã
bỏ thời gian tiếp cháu. Xin chào tạm biệt Giáo sư. Cháu sẽ đi gặp Giáo
sư Kwon Oh Sung”.
Gặp Giáo Sư Kwon Oh Sung
Người
nhanh nhẹn, nét mặt vui tươi, Giáo sư Kwon Oh Sung dẫn tôi đến Bảo tàng
viện Âm nhạc truyền thống Triều Tiên. Có đủ tất cả nhạc khí truyền
thống Triều Tiên kể cả những nhạc khí nay đã thất truyền như đàn Qin,
Se, (Cầm, Sắt Trung Quốc). Các nhạc khí đều được trưng bày trong một tủ
kiếng rọi đèn sáng. Có bảng giới thiệu các nhạc khí ấy bằng tiếng Triều
Tiên. Tôi xin phép được đến gặp Tỳ Bà Triều Tiên ngay.
Đây
rồi! Một cây Tỳ Bà 4 dây, giống như pipa Trung Quốc thời xưa, còn đủ 4
miếng "Tượng" phía trên đầu đàn. Có 9 phím trúc còn gắn trên thùng đàn.
Giống như đàn Tỳ Bà xưa của Việt Nam mà có hơi lớn và dài hơn đàn Việt Nam một chút. Tôi nghiêng đầu chào cây đàn cổ kính. Giáo sư Kwon cho biết đó là Tang pipa.
Tôi nghiêng đầu chào cây đàn cổ kính Dang Pipa (Đường Tỳ Bà)
Tôi
không muốn đi xem đàn nào khác cả. Mục đích của tôi là đi tìm bà con
dòng họ Tỳ Bà tại Triều Tiên. Nay gặp đàn nầy tôi thấy thoả mãn rồi. Tôi
nói nhỏ với đàn Tang pipa Triều Tiên: "Đàn ơi! Em là đàn Tỳ Bà Việt Nam,
sang đây để tìm bà con dòng họ. Nay gặp đàn tại đây, mừng quá. Nhưng
nghe nói đàn đã thất truyền từ lâu. Chẳng biết đàn có thể nói cho em
biết tại sao và từ bao giờ không?”.
Đàn Tỳ Bà được chạm khắc trong một ngôi chùa ở Triều Tiên
Hình ảnh vị thần cầm cây Đàn Tỳ Bà trong một ngôi chùa ở Triều Tiên
“Từ
đời nhà Tống Trung Quốc, nước Triều Tiên được Trung Quốc tặng nhiều
nhạc khí và 8 quyển nhạc thơ. Chị cùng đi với dàn Ya Yue (Nhã Nhạc Trung
Quốc) sang đây, nhạc sĩ Triều Tiên không thích Chị vì Chị không nói
được tiếng nhạc Triều Tiên. Đến đời Vua Se Jong (Thế kỷ thứ XV) lại bị
bỏ rơi vì Vua Se Jong trọng bản sắc dân tộc Triều Tiên. Người ta không
dùng Chị và lần lần Tang Ak (Đường Nhạc) bị Hyang Ak
(Hương Nhạc) lấn áp. Và nhạc sĩ Triều Tiên cho chị vào Bảo tàng viện từ
rất lâu rồi em. Các nhạc sĩ trẻ khi đem chị ra đàn thử, không thích nên
bỏ cả 4 miếng “tượng” và thay bằng phím trúc như bên Trung Quốc. Chị an
phận mình trong Bảo tàng viện và từ lâu rồi không còn gặp mặt với các
chị em trong dàn Ya Yue thuở xưa! Buồn lắm Em ơi!”.
Dàn nhạc cung đình Triều Tiên trong đó có nhạc công đàn Tỳ Bà
- Trong nước Việt Nam của cháu, mấy kiều dân Trung Quốc tại Chợ Lớn cũng tự xưng “Ngộ hầy Thòn dành” (Tôi là Đường nhân), “Tôi là Trung Quốc”.
- Tang Pipa chỉ được dùng trong Tang Ak
(Đường nhạc). Qua đây ta gặp một loại Tỳ bà 5 dây Hyang Pipa (Hương Tỳ
bà) bề dài cũng gần như ta: 107 phân 4, còn ta dài 108 phân 1. Nhưng
bụng thon hơn. Bề ngang bụng ta 34 phân 6, còn bụng Hương Tỳ Bà 29 phân
4.
Sang
đây, nhạc công Triều Tiên khảy đàn Tang Pipa bằng hai cách: hoặc dùng
cái tiêm họ gọi là palmok, hay họ đeo móng giả gọi là kajogak.
Qua mấy đời, 4 chị em ta nay chỉ còn 3. Ta được trưng trong tủ, còn 2 chị em kia ở trong kho.
Người
Triều Tiên không thích tiếng đàn Pipa, vì ta không nói được tiếng nhạc
của Triều Tiên một cách trung thực. Họ cho rằng ta nói ngọng, và chỉ
thích nhạc khí của nước họ như là Kayageum hay là Komungo. Vì vậy, lần
lần ta bị bỏ rơi và họ cho ta vào Bảo tàng viện, ngày ngày chịu lớp bụi
của thời gian và để cho các du khách hiếu kỳ nhìn ta rồi bỏ đi. Ta rất
thèm trở lại kiếp đàn như xưa, mà biết bao giờ mới được như ý nguyện?”.
Đàn Tang Pipa âu sầu nét mặt. Tôi cám ơn và từ giã đàn Tang Pipa.
Đến gặp đàn Hyang Pipa, sau những câu chào hỏi, tôi xin đàn cho biết qua lịch sử của đàn.
“Mặc
dầu ta có mặt tại Triều Tiên rất lâu trước khi mấy chị Tang Pipa từ
Trung Quốc vào nước ta vào thế kỷ XII, ngày nay cũng không mấy ai dùng
ta để tấu nhạc. Ta bị cho vào Bảo tàng viện từ lâu.
Sách
sử Trung Quốc cũng thừa nhận rằng ta có mặt tại Triều Tiên từ đời
Koguryo (năm 37 trước Tây lịch đến năm 668 sau công nguyên)
Nhưng
hiện vật khảo cổ thì chỉ tìm thấy tên ta được khắc trên đá tại Chùa
Piam tỉnh Ch’ung Ch’ong dưới triều Shilla (năm 57 trước Tây lịch đến năm
935 sau Công nguyên). Và chỉ từ thời Koryo (918-1393) ta mới được vẽ
hình chung với nhạc khí khác của người Triều Tiên trong các đàn Hyang Ak
(Hương nhạc). Thỉnh thoảng những nhạc công đàn Komungo còn dùng ta để
biểu diễn Hương nhạc. Từ năm 1930 đến giờ, không còn ai dùng ta nữa.
Ta
nghe nói tổ tiên của ta có mặt trong động Đôn Hoàng ở Trung Quốc từ đời
Đường. Và trước đó ta ở bên Ấn Độ và được truyền sang Trung Quốc dưới
dạng Wu xian (Ngũ huyền Tỳ bà) và sang Triều Tiên trước Tang Pipa. Người
Triều Tiên cho ta tên Hương Tỳ Bà là chấp nhận ta như là một nhạc khí
của Triều Tiên. Vậy mà ngày nay, không còn ai biết đàn Hyang Pipa cả!!!
Bên Nhật Bản, đàn Tỳ Bà 5 dây mang tên Gogen Biwa cũng thất truyền. Âu
đó cũng là số phận của một kiếp đàn, được sinh ra, lớn lên và đến lúc từ
giã cõi đời, bị chìm trong vòng quên lãng!!!
Đàn
Tỳ Bà Việt Nam ngậm ngùi rời bảo tàng viện, lòng vô cùng tiếc nuối
không được nghe một tiếng đàn Tỳ Bà Triều Tiên thuở xa xưa, mà cũng
không thích gặp các nhạc sĩ trẻ để phải nghe một lối nhạc ngoại lai. Từ
Bảo tàng viện âm nhạc Triều Tiên, Đàn Tỳ Bà Việt Nam chuẩn bị sang Nhựt Bổn để tiếp tục tìm kiếm người bà con của mình.
Các nhạc sĩ Triều Tiên đang biểu diễn đàn Tỳ Bà (phong cách mới)
TRẦN VĂN KHÊ
trantruongca wrote on Aug 21, '08
Trả lờiXóaThay rat vui khi biet Em da doc bai Thay viet ve tam su cay dan ty ba VN va em da thich
Con hai bai truoc Tam su cay dan ty ba......(1 và 2) Em co ranh doc de biet tu khi cay ty ba o trong nuoc ra sao va sang TQ tim nguon goc den Don Hoang v.v..
Chuc Em qui quyen va cac chau Phuong Ca khoe manh
Thay TVK
phuongoanh wrote on Aug 20, '08
Thưa Thầy,
Em rất vui được đọc bài viết về cây đàn Tỳ Bà.
Thầy đã nhân cách hóa cây đàn để hoà vào đó tâm tình của mình ....của âm nhạc cổ truyền, mà ở nước nào cũng giống nhau, đều chung số phận....như nhau
Cám ơn Thầy nhiều nhiều nhiều....
Kính
Phương Oanh.
mimikhanhvan wrote on Aug 17, '08, edited on Aug 17, '08
Từ miền xa xôi nơi đất Việt
Em đến Triều Tiên gặp họ hàng
Quốc nhạc thuở xưa đâu đó nhỉ?
Và tiếng tỳ nào của Hyang, Tang?
lengochan wrote on Aug 14, '08
Gửi GS Trần Văn Khê,
Từ nhỏ cháu đã ngưỡng mộ Giáo Sư qua những bài viết, những lần phát biểu của Giáo sư trên tivi. Lần gặp trực tiếp giáo sư tại nhà qua chuyên đề từ dạ cổ hoài lang đến vọng cổ 32 nhịp thực lòng cháu rất xúc động thì đã thỏa mơ ước.
Tiếc là giáo sư tuổi đã cao mà cháu không có dịp được viếng thăm giáo sư.
Qua google cháu tìm được trang blog này, cháu muốn tạo 1 trang blog để lưu giữ các di sản kiến thức của giáo sư. Mong nhận được sự chấp thuận của giáo sư về việc copy lại những kiến thức trên trang blog này
Email của cháu là ngochan.sg@gmail.com
Thương
Lê Ngọc Hân
tranquanghai wrote on Aug 12, '08
Kinh thua Ba,
Bài viêt vê dàn ty bà Triêu Tiên rât sâu sac và phong phu voi rât nhiêu hinh anh di sat voi nôi dung cua bài viêt . Vai tro cua dàn ty bà o Triêu Tiên bi lang quên và xu Triêu Tiên không con thây dàn ty bà trong cac dàn nhac cô truyên. Do cung là môt mât mat lon. Hy vong là o Viêt Nam dàn ty bà vân con giu vai tro cua no trong vuon nhac truyên thông .
Hun Ba nhiêu
Tran Quang Hai