NÂNG NIU TÌNH DÂN TỘC
Sáng 23-7, tư gia của GS.TS Trần Văn Khê bỗng rộn rã khác thường với sự xuất hiện của hơn 60 áo xanh tình nguyện in chữ "Mùa hè xanh". Đó là những du học sinh, con em các gia đình người Việt ở nước ngoài về dự Trại hè thanh niên kiều bào 2008.
Buổi gặp gỡ này nhằm đưa các em tiếp cận âm nhạc cổ truyền, văn hóa dân tộc.
Qua
hơn một giờ rưỡi, giáo sư Khê và các bạn trẻ đã cùng tìm hiểu, trao đổi
về những nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam như văn hóa ẩm thực, sự
khác biệt về trang phục, cá tính..., mà trên hết là sự đặc sắc của âm
nhạc cổ truyền.
GS Trần Văn Khê nói chuyện về đại cương văn hóa Việt Nam thông qua ẩm thực, trang phục và các làn điệu dân ca từng vùng miền
Ảnh: Khánh Vân
Người
VN sinh ra trong lời ca, lớn lên trong tiếng hát và đối với người Việt
thì âm nhạc là thứ không thể tách rời khỏi đời sống mỗi người. Những lời
ru ở quãng 4, quãng 5 đã thấm vào máu thịt của từng em bé, lớn dần qua
những bản đồng dao đến mức từng có một nhạc sĩ nước ngoài thốt lên rằng:
"Mỗi người VN tự thân đều là một nghệ sĩ”.
Bởi
các bạn trẻ tham gia buổi giao lưu đều chưa từng học nhạc, lại trở về
từ những quốc gia khác nhau nên cuộc trò chuyện trộn lẫn cả tiếng Việt,
Anh, Pháp và cũng không quá nặng nề về chuyên môn. Hơn nữa trong thời
gian ngắn ngủi, những vấn đề quá chuyên sâu cũng không thể được tải hết.
Phần lớn thời gian dành cho việc tập hát những bài hát ru, những câu hò
hụi để, như lời giáo sư Khê: "Làm nền tảng cho các em mai này tìm hiểu
thêm về âm nhạc nước nhà, về văn hóa VN, để thêm yêu quê hương, đất
nước".
Là hụ là khoan, a lá khoan hò khoan! Các con hát theo Thầy nhé!
Thưa Thầy con xin làm "câu kể"!
Niềm vui của các học sinh - sinh viên
Vỗ tay theo những điệu dân ca
Chăm chú lắng nghe
Nhìn
cảnh cô bạn Yên Khê (Thụy Sĩ), sinh năm 1989, bập bẹ hát ru bằng thứ
tiếng Việt không sõi hay cảnh chàng trai Hà Nội Nguyễn Trung Hiếu (du
học sinh ngành tâm lý tại Đức) tập hò hụi theo giọng miền Trung, chắc
chắn chúng ta sẽ phải khâm phục tinh thần ham học và khát khao khám phá
quê hương của tuổi trẻ kiều bào.
Hôm nay vui sướng quá chừng...
Không
chỉ tập hát và trò chuyện, các bạn trẻ còn có cơ hội tìm hiểu các loại
nhạc cụ dân tộc, nghe nghệ sĩ Hải Phượng biểu diễn đàn tranh, đàn bầu.
Bản Lưu thủy qua phần xướng họa của giáo sư Trần Văn Khê - nghệ sĩ Hải
Phượng được các bạn vỗ tay đầy phấn khích.
Một
số bạn hỏi ngay thời gian và nơi các bạn có thể học chơi các nhạc cụ cổ
truyền. Thay mặt Ủy ban Về người VN ở nước ngoài, chị Nguyễn Thị Thọ
hứa sẽ tìm cách để các bạn có thể học chơi đàn dân tộc bởi mục tiêu của
ủy ban là giúp các bạn biết được VN có gì để tự hào trước bạn bè quốc
tế.
Ảnh: Khánh Vân
Kết
thúc buổi giao lưu, giáo sư Khê ngỏ lời cảm ơn các bạn trẻ đã có lòng
tìm hiểu âm nhạc dân tộc. Ông cũng không quên nhắn gửi văn hóa chính là
linh hồn của mỗi người VN và nhấn mạnh văn hóa VN đối với người VN là
chủ, văn hóa các nước là khách. Khách có thể đến chơi, nhưng không thể
chiếm chỗ chủ nhà. "Cũng như đất nước, văn hóa VN mãi mãi phải là của
người VN". Lời tâm huyết của vị giáo sư đã qua tuổi cửu thập đã được
truyền lại cho các bạn trong buổi giao lưu thấm đẫm tình dân tộc.
PHẠM THÀNH NHÂN
(theo Tuổi Trẻ online - ra ngày 24.07.2008)
lengochan wrote on Sep 5, '08
Trả lờiXóaThưa Thầy, con mới xem bài báo của Thầy bên blog chú Hải, con xin viết vài dòng
Thưa Thầy,
Các đêm trình diễn thật đặc sắc, con và các khán giả nghe say mê cả.
Riêng đoàn Đài Loan, đêm khai mạc được vỗ tay hoan nghênh nhiều nhứt. Rất tiếc là đến ngày trình diễn và ngày bế mạc thì không được hưởng ứng nhiều nữa. Có lẽ do các bạn quá trẻ và cách trình bày mới lạ.
Đoàn TQ đêm khai mạc chưa ấn tượng lắm, nhưng sau mỗi đêm trình diễn lại thu hút hơn hẳn đoàn Đài Loan dù chỉ có 4 người.
Các đoàn đều cử những chuyên gia xuất sắc qua trình diễn, rất tiếc là nếu không được đọc bài viết và lời diễn giải của Thầy khán giả cũng không biết. Ngoài ra, việc MC chỉ xướng tên mà không kèm học vị, học hàm tiến sĩ, giáo sư con thấy kỳ quá. Như là chưa tôn trọng thực sự những vị ấy.
Hồi nãy con có mạo muội viết vài dòng góp ý cho CLB Tiếng Hát Quê Hương, gửi Thầy xem đôi dòng của 2 kẻ ngoại đạo về âm nhạc dân tộc.
Thương Thầy,
Con Lê Ngọc Hân
"Chào CLB Tiếng Hát Quê Hương,
Đầu tiên xin cảm ơn CLB cùng BTC chương trình Festival, chương trình rất hay và thành công. Khán giả ủng hộ nồng nhiệt.
Đặc biệt là tiết mục Lý ngựa ô ở cuối đêm bế mạc tạo sự bất ngờ cho khán giả... mọi người xúc động nhiều về tiết mục này
Đây là 1 tín hiệu vui cho âm nhạc dân tộc, qua chương trình lần này có thể thấy làn sóng khôi phục âm nhạc dân tộc đang trỗi lên từ từ khi tân nhạc đang bão hòa và đi vào ngõ hẹp
Em là một kẻ ngoại đạo, trình độ thưởng thức âm nhạc nói chung cũng như âm nhạc dân tộc chỉ ở mức nghiệp dư. Xin phép mạo muội gửi cô Thúy Hoan cùng CLB Tiếng Hát Quê Hương vài dòng góp ý nhỏ về tiết mục Lý Ngựa Ô, mong rằng những Festival lần sau sẽ có những bản hòa tấu tương tự hay hơn
- Thứ nhất, do sân khấu quá hẹp cũng như lượng nghệ sĩ các nước khác không đông như chủ nhà, nên bớt vài nghệ sĩ Việt Nam để tạo sự cân bằng
- Thứ hai, tiếng trống đánh quá to, nên giảm âm lượng của tiếng trống để không át đi tiếng đàn tranh
- Thứ ba, mỗi đoàn nên dạo 1 đoạn ngắn trong bài hát sẽ thú vị hơn"
tranquanghai wrote on Jul 31, '08
Bài Nâng niu tinh dân tôc duoc dua vao site cua con
http://tranquanghai.info/index.php?p=1712
Bài co hinh chup dep va phu hop voi nôi dung cua bài thuyêt trinh làm cho nguoi doc thich thu hon .
Hun Ba nhieu
Tran Quang Hai
trantruongca wrote on Jul 31, '08
Khánh Vân con!
Lần đầu tiên Cô được thấy hình ảnh con cài lên mạng thấy được sinh họat của Thầy, nhờ có hình mà hiểu rõ thêm việc Thầy đã làm mà Cô cảm phục. Con biết cách chọn lựa hình phù hợp với chựyen Thây làm nên Cô thấu hiểu dễ dàng. Cô khen con khá thông minh trong vịệc sắp xếp.
Cô Tường Vân
tranquanghai wrote on Jul 26, '08
Bài tường thuật được thêm hình ảnh do cháu Khánh Vân chụp làm cho bài viết thêm phần phong phú qua những hình minh họa chụp với nghệ thuật.
trantruongca wrote on Jul 26, '08
Kh V oi! Bai tren bao đã làm Thầy vui vì nhà báo hiểu được nội tâm của Thầy.
Hình con chụp và cài lên Blog, làm cho rõ lên không khí hôm đó. Các bạn xa gần có dịp len Blog của Thầy sẽ sống trọn vẹn với buổi nói chuyện đó. Thầy không nói cám ơn con, nhưng con biết rõ Thầy muốn nói gì, và Thầy đang vui đến chừng nào.
Thầy ôm hôn con,
Thầy Trần Văn Khê