Cảm xúc sau khi đọc bài
"Trần Thái Tôn, một nét tình người"
của Thái Kim Lan
Thái Kim Lan dịu dàng trong tà áo dài tại vườn hoa
Tôi
vốn dòng họ Trần. Thuở nhỏ, học lịch sử Việt Nam, đến đoạn Trần Cảnh,
sau khi được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, sống với nhau 10 năm không có
con nối dòng, nghe theo lời Trần Thủ Độ, bỏ vợ Lý Chiêu Hoàng, lấy
vợ của anh là Trần Liễu đang mang thai để có con nối dòng và mang tiếng
«bội tình, loạn dâm», tôi tự cảm thấy xấu hổ khi nhớ mình cũng họ Trần.
Và chỉ muốn nhớ đến Vua Trần Nhân Tôn triệu tập Hội Nghị Diên Hồng, và
Tướng Trần Hưng Đạo 3 lần đánh thắng quân Mông cổ xâm lược để được hãnh
diện rằng mình cũng họ Trần.
Vua Trần Nhân Tôn trong lớp áo nhà tu hành
Tượng thờ Tướng Trần Hưng Đạo
Khi
tôi soạn luận án về âm nhạc truyền thống Việt Nam, tôi phải đọc lại
lịch sử Việt Nam và Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư, cũng phê
phán Trần Cảnh đã «làm hại nhân luân, mở mối dâm loạn».
Và từ đó đến bây giờ, tôi không có chút thiện cảm nào đối với Vua Trần Thái Tôn.
Khi
thấy bài «Trần Thái Tôn một nét tình người » của Thái Kim Lan trong tạp
chí Khuông Việt số 9, vì hiếu kỳ và mến tài tác giả nên tôi đọc thử.
Tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác.
À
ra !…Trần Thái Tôn không phải là một ông vua dâm loạn, mà là nguời đã
phản đối dữ dội và quyết liệt mưu mô của Trần Thủ Độ, đã từ bỏ ngai vàng
như bỏ « một chiếc dép rách », đã một mình, lội suối trèo non lên đến
Yên Tử tìm Quốc sư Phù Vân để xin Quốc sư giúp mình tìm Phật tu hành,
lại biết nghe lời khuyên của quốc sư chấp nhận trở lại kinh đô, chịu
cảnh "quên ăn mất ngủ, thương cảm ngổn ngang" để gánh trách nhiệm vì dân
trị nước «lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình», «lấy tấm lòng
của thiên hạ làm tấm lòng của mình», đã từng xông pha trận mạc cùng với
quân sĩ chống quân Nguyên xâm lược năm 1257, đã giữ cho dân nước Đại
Việt được sống trong cảnh quốc thái dân an, đã nhớ lời dặn dò của Quốc
sư «không xao lãng việc nghiên cứu nội điển », đã học hỏi, nghiên cứu
suy tư để sáng tác hơn 70 bài nguyện, tụng, kệ, bạch, đã để lại cho đời
tác phẩm «Khoá hư lục» trong đó có quyển «Lục thời sám hối khoa nghi»
tác giả đã «qua thực chứng của mình, viết cho người khác».
Tượng thờ Vua Trần Thái Tôn
Là con người, Trần Cảnh đã dẹp phẫn uất của mình để làm những việc không phù hợp với mình cốt để an dân lợi nước.
Là một vì vua đã
rõ mặt minh quân, khoan hồng đại độ, một vì vua anh hùng (theo nhận xét
của Hoà Thượng Thanh Từ) đã xông pha trận mạc để giữ gìn bờ cõi, biết
trị dân, vì dân, và theo lòng dân.
Là một thiền sư đã
để cho đời nhiều tác phẩm tôn giáo, đạo đức học. Có hành động tự giác,
biết lấy sám hối làm chìa khoá của tu thân, sám hối cho mình (tự lợi) mà
cũng nghĩ đến việc dạy người khác sám hối (lợi tha).
Kim
Lan ơi! Kim Lan đã soi ánh sáng vào tâm trí mù mịt của tôi về lịch sử,
để tôi thấy rõ Trần Thái Tôn là con người như thế nào. Kim Lan đã dẫn
chứng nhiều tài liệu xưa nay, đã nhắc đến quan điểm của Thầy Lê Mạnh
Thát, của Hoà Thượng Thanh Từ. Kim
Lan không biện minh cho Trần Thái Tôn. Kim Lan không có ý thuyết phục
người đọc bài của Kim Lan nhìn Trần Thái Tôn bằng đôi mắt của Kim Lan. Nhưng
giọt lệ của cô nữ sinh trường Đồng Khánh và giọt nước mắt chân thành
của Trần Cảnh trên Yên Tử đã rửa sạch hình ảnh của Trần Cảnh bội tình
loạn dâm trong trí não tôi. Nhắc tới Trần Thái Tôn, tôi chỉ thấy hình
ảnh của một con người đáng thương, một vì Vua đáng phục và một thiền sư
đáng kính.
Cám
ơn Kim Lan đã cho tôi hình ảnh trung thực của Trần Thái Tôn, và có một
giấc ngủ yên vui trong đêm nay, sau khi đọc bài "Trần Thái Tôn, một nét
tình người" của Kim Lan.
Vitry/Seine, một đêm hè, 18/07/2004
Trần Văn Khê
trantruongca wrote on Sep 18, '08
Trả lờiXóaThay co cho dang bai do hieu noi lam Hinh nhu chua cho len Blog cua Thay .
Cam on con da cho Thay biet cam tuong cua con sau khi doc bai do cua Thay, tren web cua Chu Hải .
Thầy Kh .
lengochan wrote on Sep 18, '08
Thưa Thầy,
Hôm nay con đã được đọc bài viết âm nhạc trong Truyện Kiều của Thầy trong blog của chú Quang Hải, con có chép qua blog của con. Bài viết rất hay và thú vị, khám phá những điểm sơ suất trong những bức tranh minh họa Truyện Kiều do các họa sĩ chưa nghiên cứu kỹ mà vẽ sai. Ngoài ra, những câu chuyện về các bản đàn cổ Trung Quốc được Thúy Kiều đàn thật thú vị.
Con Lê Ngọc Hân
trantruongca wrote on Sep 16, '08
Thay cung co viet mot bai Tan man ve Nhac trong truyen Kieu
Chac con chua doc
Hinh nhu Thay chua cai len mang ?
Thay TVK
lengochan wrote on Sep 16, '08
Hôm nay con nghe trên tivi Thầy nói chuyện về âm nhạc trong Truyện Kiều, 1 chủ đề thật thú vị hình như chưa có nhiều nhà nghiên cứu đặt chân khai phá suốt mấy chục năm nay.
Con Lê Ngọc Hân
lengochan wrote on Sep 16, '08
Dạ thưa Thầy,
Con đã in ra bài viết đó nhưng mới đọc qua 1 lần. Nhờ sự nghiên cứu của Thầy nay con biết thêm về bậc danh nhân Nguyễn Trãi của dân tộc... tài hoa nhưng bạc mệnh. Đôi lần đọc những câu Kiều của cụ Nguyễn Du, theo 1 vài tư liệu nói là cháu đời sau của Nguyễn Trãi con thấy đôi dòng tâm tư như thương tiếc những bậc tài năng đức độ nhưng số phần hẩm hiu.
Kiến thức nông cạn, con nói điều chi sai mong Thầy bỏ quá.
Con Lê Ngọc Hân
trantruongca wrote on Sep 16, '08
Ngoc Hân ơi!
Con la độc giả đầu tiên và có lời comment rất cảm động Thay moi cho len mang chua duoc 30 phut đã có hồi âm của con. Cám ơn con !
A! Con thich cụ Nguyen Trai ma con co doc bai cua Thay viet ve Cu NGuyen Trai chua con ?
Thay TVK
lengochan wrote on Sep 16, '08
Thưa Thầy,
Con cũng thích đọc những câu chuyện về lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Con thấy mấy năm gần đây, người ta nhắc đến Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông một cách cung kính với tư cách là một thiền sư đạo hạnh, một vị vua tốt, ít nhắc đến việc bỏ vợ lấy chị dâu.
Con cháu đời nay đã hiểu hơn nỗi niềm của ông cha. Và hình như Lý Chiêu Hoàng cuộc sống sau này của bà cũng thanh thản hơn.
Bài viết của Thầy con đọc như sự chia sẻ về sự phân định công tội của một người. Tùy thời gian, hoàn cảnh điều kiện mà đánh giá người đó sai hay đúng.
Con họ Lê, Lê Lợi, Lê Lai, là những vị anh hùng dân tộc nhưng từ nhỏ con lại cảm phục cụ Nguyễn Trãi.
Đôi dòng nhiều chuyện
Con Lê Ngọc Hân