Sau khi cuộc Hội
thảo tại Osaka vừa bế mạc, sau những buổi tiệc chia tay, hai cha con
cùng đi xe ca đến khu Kôbê. Tại đây không có Hội thảo, nhưng có nhiều
buổi liên hoan các phái đoàn giới thiệu những bài Dân ca, những bản Cổ
nhạc cho một số sinh viên các Trường và thành viên các Hội yêu nhạc dân
tộc.
Công việc tuy bận rộn, nhưng Hải vẫn tiếp tục gửi những bài thơ nói qua công việc làm và cảm xúc của Hải, ghi lại những lời khen của thính giả trong hai bài xướng họa sau đây :
Công việc tuy bận rộn, nhưng Hải vẫn tiếp tục gửi những bài thơ nói qua công việc làm và cảm xúc của Hải, ghi lại những lời khen của thính giả trong hai bài xướng họa sau đây :
Sau ngày Hội nghị hai cha con tham luận trong hai buổi họp khác nhau, nhưng cùng chung một hướng :
-
Hải giới thiệu “Những nét đặc thù của cách Song ca”, tuy kỹ thuật của
Mông Cổ, nhưng Hải đã dùng bồi âm mà diễn tả những dân ca Việt Nam. Đồng
thời, Hải đặt trọng tâm vào những nhạc cụ, tiết tấu như Sênh tiền,
muỗng mà nhờ sự sáng tạo của Hải làm cho thính giả nhiệt liệt hoan
nghênh.
- Tôi tham luận về “Những nét đặc thù trong Nhạc truyền thống Việt Nam”.
Sáng ngày 26-07-1990, Hải trao cho tôi bài thơ sau đây :
Thương gởi Ba
Thơ hoạ hai lần hoạ thứ ba
Vui thay nhạc hội Osaka
Bạn bè yêu chuộng câu hò hát
Già trẻ thích ưa tiếng điệu ca
Tham luận thành công lời vọng mãi
Phẩm bình khen tặng tiếng vang xa
Cha con đóng góp cho văn hoá
Nhân loại thái bình một đoá hoa.
Trần Quang Hải
Osaka Tối 25-07-1990
Sáng 26-07-1990
Sắp sửa hành lý để đi từ Osaka
đến Kôbe, mà vẫn còn tâm trí để họa vận bài thơ của con. Hai cha con
hết lo phần Tham luận Hội thảo và từ đây có chương trình biểu diễn Âm
nhạc của hai cha con :
Thương gởi con
Vui được bài thơ con gởi Ba
Sắp rời thành phố Osaka
Từ nay vừa dứt phần tham luận
Sắp tới vẫn còn việc hát ca
Kết quả luận đàm lời nhắc mãi
Thành công hoà nhạc tiếng đồn xa
Cha con cố gắng đem tài sức
Vườn nhạc vun trồng bao đoá hoa.
Trần Văn Khê
Osaka Sáng 26-07-1990
Trong những buổi giới thiệu về “Ngữ khí trong hát Bội Việt Nam”,
tôi có nói qua mấy cách cười : cười trung, cười nịnh, cười dê (dê hạ
cấp và dê thượng cấp), cười của người say … thính giả rất thích thú.
Hải biểu diễn cách dùng điệu “Hát song thanh”, được nhiệt liệt hoan nghênh, nhất là giới trẻ vỗ tay tán thưởng từng hồi.
Hải ghi lại những nét đó trong bài thơ sau đây :
Thương gởi Ba
Hội nghị đã xong con với Ba
Vẫy tay từ giã Osaka
Duy trì truyền thống văn minh cổ
Phát triển kho tàng nhạc quốc ca
Kỹ thuật giọng cười vang bốn biển
Song thanh câu hát vọng trời xa
Khắp nơi trình diễn đều hay nhứt
Nhạc Việt thắm tươi vạn sắc hoa
Trần Quang Hải
Kobe 27-07-1990
Cả
ngày dự hai tiệc, uống rượu ngon và được tặng những bó hoa thiệt đẹp,
tôi vui lắm nên họa vận bài thơ của con gửi. Bốn câu đầu toàn bằng Hán
Việt, lại có câu “chơi chữ”. Câu đầu “Nhật Bản nhất thời ngộ Hải Ba” có nghĩa là “Nhật Bản một lần gặp được sóng biển”, sóng là ba, biển là hải, nhưng cũng có nghĩa “Nhật Bản một lần gặp được cả Hải và Tôi”.
Thương gởi con
Nhật Bản nhất thời ngộ Hải Ba
Việt Nam đại náo Osaka
Lão đồng tam độ hoà thi phú
Phụ tử, nhứt tề hợp xướng ca
Tiếng hát vui tai người lớn nhỏ
Câu đàn đẹp dạ khách gần xa
Cha con hết việc cùng du ngoạn
Mỹ tửu cạn bôi cập thưởng hoa.
Trần Văn Khê
Kobe 27-07-1990
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét