THƯ CHO CÁC BẠN VỀ HỘI NGHỊ SUWON 1999
***
Hội
nghị âm nhạc tại Suwon mang tên Hội nghị quốc tế lần thứ 6 của Hội dân tộc nạhc
học của các nước châu Á và Thái Bình Dương (tên viết tắt là APSE: Asia Pacific
Society for Ethnomusicology).
Hội
nầy được khai sinh tại Đài Bắc năm 1992. Năm ấy, Hội Dân tộc nhạc học của Đài
Loan có tổ chức Đại hội quốc tế. Trước ngày Hội nghị bế mạc, Giáo sư Hsu Tsang
Houei (Hứa Thường Huệ) - Chủ tịch Hội nghị, sau khi hội ý với tôi, đã triệu tập
đại biểu các nước châu Á và đề nghị thành lập một Hội Dân tộc nhạc học châu Á,
vì từ lâu, bên Mỹ có Hội Society for Ethnomusicology (Hội Dân tộc nhạc học), có
nhiều thành viên người châu Á, và nhiều chuyên gia Mỹ nghiên cứu âm nạhc dân
tộc châu Á. Bên Pháp, từ hơn mười mấy năm qua, có Hội Société francaise d’ Ethnomusicology
(Hội Dân tộc nhạc học của nước Pháp). Tôn chỉ và chương trình hoạt động của hai
hội không khác nhau: sưu tầm nghiên cứu âm nhạc của tất cả các nước trên
thế giới theo phương pháp mới, tức là không chỉ chú trọng đơn thuần vào âm nhạc
như thang âm điệu thức, tiết tấu, ngôn ngữ âm nhạc mà phải đặt âm nhạc trong
bối cảnh văn hoá xã hội. Đối tượng nghiên cứu không phải chỉ là âm nhạc cổ điển
phương tây, mà là âm nhạc trong dân gian và âm nhạc “bác học” của bất cứ nước
nào trên thế giới, chú trọng vào các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh,
châu Úc, các nước mà vài nhà nghiên cứu phương tây gọi là “âm nhạc các nước
ngoài châu Âu" (musique extraeuropéenne), một danh từ mà tôi không thích dùng,
vì nó hàm chứa ý nghĩa: châu Âu là “trung tâm” của vũ trụ. Hầu hết những đại
biểu châu Á được mời họp hôm ấy đều là thành viên của Hội dân tộc nhạc học của
Mỹ. Tôi là thành viên của hai hội Mỹ và Pháp.
Giáo
sư Hsu Tsang Houei và tôi xin các đại biểu châu Á lưu ý đến 3 điểm:
1.
Các Hội Mỹ hay Pháp tổ chức Đại hội và Hội nghị quốc tế tại nước Mỹ và Pháp: Bài tham luận bắt buộc phải viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp.
2.
Chủ đề các Hội nghị có tánh cách chung cho các nước. Âm nhạc châu Á chỉ được
thảo luận trong một hoặc hai buổi họp.
3.
Chỉ có những buổi thảo luận trên lý thuyết. Không có liên hoan âm nhạc hay một chương trình ca vũ nhạc sống cho đại biểu và sinh viên thưởng thức.
Chúng
tôi đề nghị thành lập một Hội Dân tộc nhạc của các nước châu Á và Thái Bình
Dương, tôn chỉ, phương pháp nghiên cứu cũng như các hội trên. Nhưng có mấy điểm
khác hơn:
1.
Hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức tại một trong những nước châu Á. Những chuyên
gia châu Á muốn dự Hội nghị sẽ trả tiền máy bay nhẹ hơn đi từ châu Á sang châu Âu,
châu Mỹ.
2.
Bài tham luận có thể viết bằng tiếng Anh và tiếng của nước tổ chức hội nghị.
Như vậy, những nhà nghiên cứu châu Á không thông thạo tiếng Anh hay tiếng Pháp
cũng có cơ hội đọc tham luận tại Hội nghị, nếu nước họ đăng cai tổ chức hội
nghị. Sau mỗi Hội nghị, nước tổ chức sẽ có một số tư liệu bằng tiếng của nước
mình.
3.
Chủ đề Hội nghị chỉ lựa trong truyền thống châu Á. Tất cả các buổi họp đều có
tham luận và thảo luận trên các vấn đề âm nhạc truyền thống châu Á. Nhưng bài
tham luận bằng tiếng Anh được dịch ra tiếng của nước tổ chức, dịch ra thành văn
bản, hoặc thông dịch ngay tại buổi họp cho sinh viên nước tổ chức dầu không
biết ngoại ngữ cũng theo dõi được các buổi họp.
4.
Không phải chỉ thảo luận suông trên lý thuyết. Trong thời gian hội nghị, có
nhiều đêm dành cho những chương trình ca, vũ, nhạc của nước tổ chức hay nước
châu Á khác đến tham dự. Các chương trình nghệ thuật đều có thể dùng cho Đài
truyền hình, truyền thanh của nước tổ chức hội nghị.
Trong
tôn chỉ của Hội, tôi có đề nghị ghi thêm mấy điểm:
1.
Bảo vệ truyền thống âm nhạc châu Á, không những một cách “tiêu cực” như ghi âm,
ghi hình những loại nhạc có thể bị mất đi, rồi cất kỹ tư liệu ấy trong bảo tàng
viện, mà bảo vệ “tích cực” tức là làm sống lại những loại cổ nhạc quí báu,
trong lòng người và trong xã hội.
2.
Cần có sự trao đổi văn hoá giữa các nước châu Á. Giữ bản sắc dân tộc nhưng
không “bế môn toả cảng”.
3.
Khuyến khích sự nghiên cứu bằng cách cho bổng nghiên cứu, giúp tiền xuất bản
các tư liệu nghiên cứu có giá trị.
4.
Các nước có nền kinh tế dồi dào giúp đỡ các nước nghèo, trong việc tổ chức hội
nghị quốc tế và phổ biến tài liệu nghiên cứu âm nhạc.
Toàn
thể đại biểu tán đồng.
Về
các điều lệ thì tóm tắt có những điểm cần nhắc là có:
+
Hội viên sáng lập: 7 Giáo sư có mặt tại Đài Bắc năm 1992, theo thứ tự ABC tên
nước:
-
Đại Hàn (Nam Triều Tiên) : GS Kwon Oh Sung
-
Đài Loan :
GS Hsu Tsang Houei
-
Indonesia :
GS Soedarsono R.M.
-
Nhật Bổn :
GS Tomoaki Fujii
-
Phi Luật Tân : GS Jose Maceda
-
Thái Lan :
GS Chonpairot Jaranchai
-
Việt Nam :
GS Trần Văn Khê
+
Hội viên danh dự: Những Mạnh thường quân ủng hộ tài chánh cho Hội.
+
Hội viên hoạt động: Giáo sư, nghiên cứu sinh, sinh viên âm nhạc các nước châu
Á được một Giáo sư Hội viên sáng lập giới thiệu và đóng niên liễm 10 Mỹ kim
(hội viên trong các hội bên Mỹ hay Pháp phải đóng từ 30 Mỹ kim trở lên).
+
Ban chấp hành: Trong giai đoạn đầu 7 hội viên sáng lập. Sau sẽ có cuộc bầu cử:
-
Chủ tịch Hội: do các Hội viên sáng lập đề cử. Chủ tịch có thể chọn Phó Chủ
tịch, Tổng thư ký và Thủ quỹ để tiện việc giúp đỡ mình trong công việc hành
chánh. Nhiệm kỳ của mỗi Chủ tịch là 2 năm. Chủ tịch không được tái cử liên tục
trong 2 khoá.
-
Ban quản trị: Tất cả Hội viên sáng lập ở trong Ban quản trị. Hội trả tiền đi
lại, ăn ở cho các nhân viên Ban quản trị trong mỗi kỳ họp Đại hội. Ban quản trị
định nơi họp và chủ đề Hội nghị.
*
Hội nghị:
Mỗi
năm có một hội nghị quốc tế được tổ chức trong một nước châu Á; ưu tiên
trong 7 nước của Hội viên sáng lập. Chủ tịch Ban tổ chức lo việc tìm ngân quĩ
và thành lập các ban tổ chức, tiếp tân, thông dịch, văn phòng … (tôi có đề nghị
việc các nước có nền kinh tế phồn thịnh giúp đỡ các nước nghèo nếu nước ấy
thiếu khả năng tài chánh nhưng có ý muốn đăng cai tổ chức hội nghị, các đại biểu
Nhật Bổn, Đại Hàn và Đài Loan đồng ý trên nguyên tắc, nhưng không ghi thành văn
bản).
Hội
nghị thứ nhứt được tổ chức tại Seoul, Đại Hàn năm 1994. Tôi đã có bài tham luận
và trong chương trình âm nhạc của Liên hoan tôi được mời giới thiệu nhạc Việt
Nam với con trai tôi Trần Quang Hải. Nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại
thiên”. Một tuần lễ trước ngày khai hội, tôi phải vào bịnh viện vì bị thấp khớp
toàn thân.
Hội
nghị thứ nhì được được tổ chức tại Osaka, Nhật Bổn, tháng 8 năm 1995, cùng một
lúc với Hội nghị vật lý thiên văn do GS Trần Thanh Vân tổ chức tại Việt Nam và
tôi đã được mời làm cố vấn văn hoá cho Hội nghị và tổ chức Đêm Văn nghệ cho Hội
nghị. Tôi thích về Việt Nam hơn đi Nhật, nên lại không có dự Hội nghị lần thứ
nhì.
Hội
nghị quốc tế lần thứ ba được tổ chức tại Thái Lan năm 1997. Tôi mới bị lệch hai
đốt xương cột sống. Lại không dự được Hội nghị thứ ba của Hội tôi đứng ra thành
lập với GS Hssu Tsang Houei.
Hội
nghị quốc tế lần thứ tư được tổ chức tại Đài Bắc năm 1998. Tôi có dự. Năm đó từ
trong nước GS Tô Ngọc Thanh có được mời. Chúng tôi tham luận về Nhạc Cung đình
Việt Nam, trong chủ đề “Nhạc Cung đình các nước châu Á”.
Lần
thứ năm Hội nghị quốc tế được tổ chức tại miền Nam Trung Quốc, vào tháng tư năm
1999. Lúc đó tôi đang dạy nhạc dân tộc tại Đại học Hùng Vương. Và sức khoẻ của
tôi không cho phép tôi đi dự một hội nghị trên miền núi của miền Nam Trung
Quốc, vì phải đi mấy trăm cây số bằng xe bus sau khi đến một phi trường quốc tế
Trung Quốc.
Và
theo lẽ Hội nghị lần thứ 6 sẽ được tổ chức năm 2000 tại Triều Tiên. Nhưng GS
Kwon trưởng ban tổ chức được tiền trợ cấp
của chánh phủ Đại Hàn và các Hội âm nhạc Đại Hàn, và phải dùng số tiền
ấy trong năm 1999 trước ngày 31 tháng 12. Vì vậy Hội phải được tổ chức vào thời
gian từ 12 đến 17 tháng 12 năm 1999, tại Suwon (Thuỷ Nguyên) Đại Hàn, và tôi
vừa mới đi dự xong.
Ban
quản trị đã đồng ý tổ chức các Hội nghị sẽ tới tại: Thái Lan năm 2001, Phi
Luật Tân năm 2002, Đài Bắc năm 2003, Nhật Bổn 2004.
Chỉ
có Indonesia vì tình hình kinh tế lụn bại, và Việt Nam chưa chắc được sự ưng
thuận của chánh quyền, chưa dám đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế APSE.
Mong
rằng trong tương lai, Việt Nam sẽ có điều kiện tổ chức một lần để cho chuyên
gia và sinh viên Việt Nam có dịp gặp gỡ đồng nghiệp của các nước châu Á, giới
thiệu công trình nghiên cứu của mình bằng tiếng Việt, nghệ sĩ Việt Nam có dịp
thi thố tài nghệ cho các chuyên gia quốc tế về âm nhạc thưởng thức.
Nếu
tình hình kinh tế khả quan hơn, nếu có Mạnh thường quân tài trợ, biết đâu mộng
của tôi sẽ được thực hiện. Chỉ mong tôi còn đủ sức khoẻ để cùng với các bạn
trong nước bắt tay vào việc tổ chức chương trình hội thảo khoa học và Liên hoan văn nghệ vào năm 2005! Cứ hy vọng trước đi. Biết đâu giấc mơ sẽ thành sự
thực?
Trần Văn Khê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét